Điều 15 Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản
Điều 15. Kiểm tra thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong nước
1. Đối tượng và nội dung kiểm tra
a) Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại:
Việc thực hiện các quy định về điều kiện đối với cơ sở sản xuất, gia công, mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
Việc thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy (nếu có);
Việc thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
Việc thực hiện các quy định về ghi nhãn sản phẩm hàng hóa;
Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, thủy sản để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Trong đó tập trung đánh giá các chỉ tiêu an toàn và những chỉ tiêu chất lượng chính của sản phẩm.
b) Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản tự phối trộn và thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán:
Kiểm tra các chỉ tiêu an toàn về thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định hiện hành về an toàn thực phẩm.
2. Cơ quan kiểm tra: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Chế độ kiểm tra: Việc kiểm tra thường xuyên của các cơ quan nhà nước phải được thông báo trước bằng văn bản, mỗi năm chỉ được tiến hành kiểm tra chất lượng không quá 01 lần, trừ việc kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Việc kiểm tra đột xuất chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại cơ sở sản xuất, gia công, cơ sở mua bán, cơ sở sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản chỉ được tiến hành khi có quyết định của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền, không cần thông báo trước.
Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản
- Số hiệu: 39/2017/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 04/04/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 279 đến số 280
- Ngày hiệu lực: 20/05/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nội dung quản lý Nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản
- Điều 6. Nguyên tắc quản lý thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh
- Điều 7. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản
- Điều 8. Điều kiện đối với cơ sở mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản
- Điều 9. Điều kiện với cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản
- Điều 10. Điều kiện và nội dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản
- Điều 11. Trình tự, thủ tục đăng ký khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới
- Điều 12. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam
- Điều 13. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản chưa được phép lưu hành tại Việt Nam
- Điều 14. Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản
- Điều 15. Kiểm tra thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong nước
- Điều 16. Kiểm tra thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 17. Yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định
- Điều 18. Lấy mẫu và thử nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản
- Điều 19. Trình tự, thủ tục kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 20. Chế độ kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu
- Điều 21. Thu hồi và xử lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản vi phạm chất lượng
- Điều 22. Nguồn kinh phí cho hoạt động quản lý về thức ăn chăn nuôi, thủy sản
- Điều 23. Trách nhiệm quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản
- Điều 24. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản
- Điều 25. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản
- Điều 26. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản
- Điều 27. Trách nhiệm của tổ chức chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản
- Điều 28. Trách nhiệm của tổ chức khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản