Điều 69 Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế
Điều 69. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý khu kinh tế
Ngoài nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế quy định tại
1. Tổ chức lập, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt:
a) Đề án mở rộng, điều chỉnh ranh giới khu kinh tế;
b) Lập, điều chỉnh nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế;
c) Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; phương án huy động các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng trong khu kinh tế.
2. Xây dựng và trình các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện:
a) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong khu kinh tế;
b) Lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng trong khu kinh tế, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể quy hoạch này phù hợp với quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
c) Kế hoạch hằng năm và 5 năm về phát triển khu kinh tế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Danh mục các dự án đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư phát triển hằng năm và 5 năm trình cơ quan nhà nước nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc tự phê duyệt theo thẩm quyền;
đ) Xây dựng các khung giá và mức phí, lệ phí áp dụng tại khu kinh tế trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.
3. Ban quản lý khu kinh tế chỉ đạo hoặc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:
a) Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh trong khu kinh tế đối với doanh nghiệp du lịch nước ngoài theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn hoặc ủy quyền của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Thuê tư vấn trong nước, tư vấn nước ngoài thực hiện dịch vụ tư vấn xúc tiến đầu tư, tư vấn chiến lược đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế;
c) Quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C sử dụng vốn đầu tư công tại khu công nghiệp, khu kinh tế theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quản lý vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài tại khu công nghiệp, khu kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;
d) Đề xuất danh mục dự án, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, ký hợp đồng với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
đ) Quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển khu kinh tế thuộc thẩm quyền; quản lý đầu tư, xây dựng, đấu thầu đối với các dự án đầu tư bằng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại khu kinh tế thuộc thẩm quyền; quản lý và thực hiện việc thu, chi hành chính, sự nghiệp, các chương trình mục tiêu và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật;
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng được đầu tư từ ngân sách nhà nước trong khu kinh tế;
g) Thực hiện trách nhiệm về bảo vệ môi trường của Ban quản lý khu kinh tế theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
h) Quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ đất, mặt nước chuyên dùng đã được giao sau khi đã hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng theo đúng mục đích sử dụng và phù hợp với quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
i) Xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước đối với nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trong khu kinh tế; xác định tiền bồi thường giải phóng mặt bằng được khấu trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong khu kinh tế;
k) Phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao lại đất có thu tiền sử dụng đất, giao lại đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho người có nhu cầu sử dụng đất trong các khu chức năng của khu kinh tế và thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý đất đai trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đất đai;
l) Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan bảo đảm hoạt động trong khu kinh tế phù hợp quy hoạch xây dựng, kế hoạch phát triển khu kinh tế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định có liên quan.
Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Phương hướng xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 4. Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp
- Điều 5. Phương án phát triển hệ thống khu kinh tế
- Điều 6. Đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp
- Điều 7. Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp
- Điều 8. Trình tự, thủ tục đầu tư hạ tầng khu công nghiệp
- Điều 9. Điều kiện đầu tư hạ tầng khu công nghiệp
- Điều 10. Điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
- Điều 11. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
- Điều 12. Đổi tên gọi của khu công nghiệp
- Điều 13. Chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ
- Điều 14. Thành lập khu kinh tế
- Điều 15. Hồ sơ thành lập khu kinh tế
- Điều 16. Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế
- Điều 17. Mở rộng khu kinh tế
- Điều 18. Điều chỉnh ranh giới khu kinh tế
- Điều 19. Hồ sơ điều chỉnh ranh giới khu kinh tế
- Điều 20. Trình tự, thủ tục điều chỉnh ranh giới khu kinh tế
- Điều 21. Thẩm quyền thành lập, mở rộng, điều chỉnh ranh giới khu kinh tế
- Điều 22. Ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 23. Phương thức huy động các nguồn vốn để đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 24. Quy định về tài chính đối với khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 25. Tạm trú, lưu trú trong khu công nghiệp
- Điều 26. Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
- Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế và nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế
- Điều 28. Quản lý sử dụng và xử lý tài sản công hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế
- Điều 29. Phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 30. Hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế
- Điều 33. Phát triển khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ
- Điều 34. Điều kiện đầu tư khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ
- Điều 35. Trình tự, thủ tục đầu tư khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ
- Điều 36. Chính sách hỗ trợ và hợp tác phát triển khu công nghiệp sinh thái
- Điều 37. Tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái
- Điều 38. Xây dựng mới khu công nghiệp sinh thái
- Điều 39. Ưu đãi đối với khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái
- Điều 40. Chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái
- Điều 41. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái
- Điều 42. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp sinh thái
- Điều 43. Theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện khu công nghiệp sinh thái và doanh nghiệp sinh thái
- Điều 44. Chấm dứt hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái
- Điều 45. Chứng nhận lại khu công nghiệp sinh thái và doanh nghiệp sinh thái
- Điều 46. Yêu cầu đối với hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 47. Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 48. Chi phí của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 49. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 50. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 51. Nội dung quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 52. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 53. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 54. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ
- Điều 55. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài chính
- Điều 56. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
- Điều 57. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
- Điều 58. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 59. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ
- Điều 60. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 61. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công an
- Điều 62. Quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 63. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Điều 64. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ
- Điều 65. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ
- Điều 66. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 67. Chức năng của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế
- Điều 68. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 69. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý khu kinh tế
- Điều 70. Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 71. Bổ sung Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư như sau:
- Điều 72. Bổ sung Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau:
- Điều 73. Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động như sau:
- Điều 74. Điều khoản chuyển tiếp
- Điều 75. Hiệu lực thi hành
- Điều 76. Tổ chức thực hiện