Chương 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế
ĐẦU TƯ HẠ TẦNG, THÀNH LẬP KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ
Mục 1. ĐẦU TƯ HẠ TẦNG, THÀNH LẬP KHU CÔNG NGHIỆP
Điều 6. Đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp
1. Khu công nghiệp được đầu tư theo các loại hình khác nhau, bao gồm: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái và khu công nghiệp công nghệ cao (sau đây gọi chung là khu công nghiệp).
2. Khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế được tổng hợp vào quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, trình phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp điều chỉnh khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế thì thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế theo quy định của pháp luật về xây dựng.
3. Điều kiện, trình tự và thủ tục đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Điều kiện, trình tự và thủ tục đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp mở rộng thực hiện theo quy định tương tự khu công nghiệp mới, trừ trường hợp quy định tại
5. Mỗi khu công nghiệp có một hoặc nhiều chủ đầu tư hạ tầng, nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
6. Khu công nghiệp được xác định là đã được thành lập kể từ ngày cấp có thẩm quyền:
a) Quyết định chủ trương đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
b) Chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Điều 7. Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp
1. Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp gồm: quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp, quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp và quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp (nếu cần). Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định tại Nghị định này.
2. Quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp, quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp được phê duyệt là cơ sở để:
a) Tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp (nếu cần);
b) Tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công; tổ chức lập hồ sơ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư;
c) Quyết định chủ trương đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công; chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư.
3. Căn cứ phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp trong quy hoạch tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập và phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về xây dựng.
4. Các trường hợp không cần lập nhiệm vụ quy hoạch:
a) Trường hợp lập quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp tại khu vực đã có quy hoạch chung xây dựng hoặc quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt thì không cần lập nhiệm vụ quy hoạch;
b) Trường hợp lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp tại khu vực đã có quy hoạch phân khu xây dựng được phê duyệt thì không cần lập nhiệm vụ quy hoạch;
c) Trường hợp không cần lập nhiệm vụ quy hoạch theo quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng cho toàn bộ khu vực được quy hoạch theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích từ 500 ha trở lên, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, khu công nghiệp có nhiều chủ đầu tư hạ tầng hoặc nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng theo từng phân khu công nghiệp.
Trường hợp khu công nghiệp, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ quy định tại khoản này được xác định trong quy hoạch chung đô thị hoặc quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt thì được lập đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp mà không cần lập nhiệm vụ quy hoạch.
6. Trừ trường hợp lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp tại khu vực đã có quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt hoặc khu công nghiệp phù hợp với quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng hoặc đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp của các cơ quan sau đây:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Xây dựng đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích từ 200 ha trở lên;
b) Bộ Giao thông vận tải đối với khu công nghiệp có đấu nối vào quốc lộ;
c) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với khu công nghiệp có vị trí tiếp giáp khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thiên nhiên, khu du lịch cấp quốc gia trở lên;
d) Bộ Xây dựng đối với khu công nghiệp nằm trong các đô thị loại II;
đ) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với khu công nghiệp tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển hoặc khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh và pháp luật về đầu tư.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh địa điểm, điều chỉnh quy mô diện tích lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp nếu không thay đổi địa bàn cấp huyện trong các trường hợp sau đây:
a) Điều chỉnh địa điểm, điều chỉnh quy mô diện tích của khu công nghiệp nhưng không quá 2% và không quá 6 ha so với quy mô diện tích của khu công nghiệp đã được xác định trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Điều chỉnh địa điểm, điều chỉnh quy mô diện tích của khu công nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng không quá 10% và không quá 30 ha so với quy mô diện tích của khu công nghiệp đã được xác định trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhà đầu tư đã được lựa chọn thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp tổ chức lập quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp (nếu cần) tại khu vực đã có quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp.
9. Nhà đầu tư đã được lựa chọn thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp (nếu cần).
10. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.
11. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế quyết định việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp; quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.
12. Công trình dịch vụ, tiện ích công cộng được quy hoạch xây dựng tại phần diện tích đất dịch vụ của khu công nghiệp để phục vụ cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp. Tỷ lệ diện tích đất xây dựng công trình dịch vụ, tiện ích công cộng không quá 10% so với tổng diện tích đất của khu công nghiệp.
Điều 8. Trình tự, thủ tục đầu tư hạ tầng khu công nghiệp
1. Trình tự, thủ tục quyết định, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định sau đây:
a) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án hạ tầng khu công nghiệp phải có nội dung giải trình việc đáp ứng các điều kiện quy định tại
b) Nội dung thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật về đầu tư công và việc đáp ứng các điều kiện tương ứng quy định tại
2. Trình tự, thủ tục đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp bao gồm cả khu công nghiệp trong khu kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định sau đây:
a) Đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư phải có nội dung giải trình việc đáp ứng các điều kiện quy định tại
b) Nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật về đầu tư và việc đáp ứng các điều kiện tương ứng quy định tại
3. Ý kiến của các cơ quan quy định tại
4. Khu công nghiệp thuộc trường hợp phân kỳ đầu tư theo quy định tại
Trường hợp khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công hoặc giai đoạn tiếp theo có cùng nhà đầu tư với giai đoạn trước thì được quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau khi giai đoạn trước đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60% hoặc đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp này, nhà đầu tư giai đoạn trước được ưu tiên lựa chọn thực hiện giai đoạn sau, trừ trường hợp phải áp dụng đấu giá, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.
5. Khu công nghiệp thuộc trường hợp quy định tại
a) Hồ sơ dự án phải có cam kết về tiến độ thu hút các dự án đầu tư thực hiện cụm liên kết ngành quy định tại
b) Quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải quy định nội dung cam kết trong hồ sơ dự án. Việc xử lý vi phạm cam kết thực hiện theo nội dung cam kết, quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Trường hợp khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công hoặc giai đoạn tiếp theo có cùng nhà đầu tư với giai đoạn trước thì được quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau khi giai đoạn đầu đã cho nhà đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thực hiện dự án đầu tư thuê đất, thuê lại đất để thực hiện cụm liên kết ngành theo quy định tại
Điều 9. Điều kiện đầu tư hạ tầng khu công nghiệp
1. Phù hợp với quy hoạch, nội dung quy hoạch sau đây:
a) Quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
b) Có trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với khu công nghiệp nằm trong ranh giới khu kinh tế;
c) Phù hợp với quy hoạch xây dựng khu công nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Khu công nghiệp trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này phải được phân kỳ đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khu công nghiệp có quy mô diện tích trên 500 ha phải được phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn, mỗi giai đoạn không quá 500 ha;
b) Khu công nghiệp có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô diện tích đất trồng lúa trên 200 ha ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long phải được phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn, mỗi giai đoạn không chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô diện tích đất trồng lúa quá 200 ha;
c) Khu công nghiệp có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô diện tích đất trồng lúa trên 150 ha ở vùng Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ phải được phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn, mỗi giai đoạn không chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô diện tích đất trồng lúa quá 150 ha;
d) Khu công nghiệp có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô diện tích đất trồng lúa trên 100 ha ở vùng trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên phải được phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn, mỗi giai đoạn không chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô diện tích đất trồng lúa quá 100 ha.
3. Khu công nghiệp thu hút các dự án đầu tư thực hiện cụm liên kết ngành với tổng vốn đầu tư của các dự án trong cụm liên kết ngành tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ hoặc 45.000 tỷ đồng được xem xét đầu tư giai đoạn đầu có quy mô diện tích không quá 1.000 ha. Các giai đoạn tiếp theo (nếu có) thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Dành tối thiểu 5 ha đất công nghiệp hoặc tối thiểu 3% tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp (bao gồm cả nhà xưởng, văn phòng, kho bãi) để cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm e, điểm g khoản 2 Điều 15 của Luật Đầu tư, các doanh nghiệp khác thuộc diện được ưu tiên, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật thuê đất, thuê lại đất. Trường hợp đầu tư loại hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao thì không phải thực hiện điều kiện quy định tại khoản này.
5. Có khả năng đáp ứng các điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về lâm nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Tại thời điểm trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư công hoặc nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hợp lệ theo quy định của pháp luật về đầu tư, tỷ lệ lấp đầy bình quân của các khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt tối thiểu là 60%, trừ các trường hợp sau đây:
a) Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp đã được thành lập trước đó nhưng bị chấm dứt hoạt động, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc có quyết định hủy bỏ dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
b) Tổng diện tích đất của các khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ 1.000 ha trở xuống;
c) Địa điểm của khu công nghiệp tại địa bàn cấp huyện thuộc Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc trong khu kinh tế đã được thành lập;
d) Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp theo các loại hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao theo quy định tại Nghị định này;
đ) Trường hợp quy định tại khoản 8 Điều này.
7. Có quy hoạch xây dựng khu nhà ở và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp hoặc cụm các khu công nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Việc đầu tư hạ tầng khu công nghiệp mở rộng trên cơ sở khu công nghiệp đã được thành lập trước đó và có cùng nhà đầu tư thực hiện hoặc sử dụng vốn đầu tư công thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Khu công nghiệp đã được thành lập trước đó đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu là 60% và đã đầu tư xây dựng, đưa vào vận hành hạ tầng bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Khu công nghiệp mở rộng có khả năng kết nối, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật với khu công nghiệp đã được thành lập trước đó;
c) Đã xây dựng, đưa vào sử dụng khu nhà ở và công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp hoặc cụm các khu công nghiệp đã được thành lập trước đó theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 7 Điều này.
1. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Điều kiện kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản;
b) Điều kiện để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về lâm nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài dự kiến thành lập theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về doanh nghiệp thì tổ chức kinh tế dự kiến thành lập phải có khả năng đáp ứng điều kiện để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về lâm nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp chọn áp dụng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thì các tiêu chuẩn đánh giá để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp bao gồm:
a) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực của nhà đầu tư được xây dựng trên cơ sở các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm của nhà đầu tư được xây dựng trên cơ sở quy mô diện tích, tiến độ thực hiện, tình hình thực hiện của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hoặc dự án bất động sản khác mà nhà đầu tư đã thực hiện hoặc đã góp vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án; chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập là tổ chức của nhà đầu tư đã thực hiện hoặc đã góp vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án;
c) Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở nội dung Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp của cấp có thẩm quyền và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Tiêu chuẩn đánh giá về tài chính - thương mại được xây dựng trên cơ sở nội dung Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp của cấp có thẩm quyền và quy định khác của pháp luật có liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.
Điều 11. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
1. Trong quá trình đầu tư, nhà đầu tư được điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
2. Điều kiện, trình tự, thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định sau đây:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư phải có nội dung giải trình việc đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Nội dung thẩm định điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật về đầu tư và việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều này (nếu có).
3. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp được điều chỉnh giảm quy mô diện tích và không phải điều chỉnh phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về quy hoạch nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng kéo dài, ảnh hưởng đến hiệu quả, tiến độ đầu tư của khu công nghiệp;
b) Điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu công nghiệp để dành một phần diện tích đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp theo quy định tại khoản 9 Điều 77 của Luật Đầu tư;
c) Giảm quy mô diện tích của khu công nghiệp để hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân xung quanh;
d) Do điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Điều 12. Đổi tên gọi của khu công nghiệp
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đổi tên gọi của khu công nghiệp đã được xác định trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đề nghị của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế hoặc nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
Điều 13. Chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ
1. Các điều kiện chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ bao gồm:
a) Phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Khu công nghiệp nằm trong khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh;
c) Thời gian hoạt động kể từ ngày khu công nghiệp được thành lập đến thời điểm xem xét chuyển đổi tối thiểu là 15 năm hoặc một phần hai (1/2) thời hạn hoạt động của khu công nghiệp;
d) Có sự đồng thuận của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và trên hai phần ba (2/3) số doanh nghiệp trong khu công nghiệp tại khu vực dự kiến chuyển đổi, trừ các trường hợp: dự án đầu tư đã hết thời hạn hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư; dự án đầu tư không đủ điều kiện gia hạn cho thuê lại đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về dân sự; dự án đầu tư gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc diện buộc phải di dời theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Có hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường.
2. Hồ sơ đề nghị chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ bao gồm:
a) Đề án chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ gồm các nội dung sau: căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ; đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này (kèm theo các tài liệu có liên quan); phương án di dời, bồi thường, giải phóng mặt bằng và phương án huy động các nguồn vốn để thực hiện; kiến nghị các giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có) và tổ chức thực hiện;
b) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ;
c) Hồ sơ được lập thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc (01 bộ hồ sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ) và 09 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
3. Trình tự, thủ tục thẩm định việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và cơ quan nhà nước có liên quan;
b) Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
d) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ.
Trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp với cơ quan nhà nước có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ những vấn đề có liên quan.
4. Nội dung thẩm định việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ bao gồm:
a) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ;
b) Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Đánh giá tính khả thi của phương án di dời, bồi thường, giải phóng mặt bằng và phương án huy động các nguồn vốn để thực hiện;
d) Đánh giá các giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có) và tổ chức thực hiện.
5. Việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ quy định tại Điều này được thực hiện đối với một phần hoặc toàn bộ diện tích khu công nghiệp.
6. Sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển đổi toàn bộ hoặc một phần diện tích của khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ thì chủ đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thực hiện trình tự, thủ tục điều chỉnh dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thị - dịch vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đấu thầu, pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mục 2. THÀNH LẬP, MỞ RỘNG, ĐIỀU CHỈNH RANH GIỚI KHU KINH TẾ
Điều 14. Thành lập khu kinh tế
1. Khu kinh tế bao gồm: khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế chuyên biệt (sau đây gọi chung là khu kinh tế).
2. Khu kinh tế được thành lập nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; có trong Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Có khả năng huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu kinh tế và phát triển sản xuất, kinh doanh;
c) Có hiệu quả kinh tế - xã hội;
d) Đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Bảo đảm quốc phòng, an ninh.
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế thực hiện theo quy định tương ứng tại
Điều 15. Hồ sơ thành lập khu kinh tế
1. Đề án thành lập khu kinh tế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm các nội dung sau đây:
a) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc thành lập khu kinh tế;
b) Đánh giá hiện trạng, các yếu tố và điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội, các hạn chế và lợi thế so sánh của khu vực dự kiến thành lập khu kinh tế so với các khu vực khác trên địa bàn cả nước;
c) Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện thành lập khu kinh tế quy định tại
d) Dự kiến phương hướng phát triển của khu kinh tế gồm: mục tiêu phát triển, quy mô diện tích, tính chất, chức năng của khu kinh tế; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực; định hướng phát triển không gian, các khu chức năng trong khu kinh tế; kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế;
đ) Kiến nghị các giải pháp và tổ chức thực hiện;
e) Thể hiện phương án thành lập khu kinh tế trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000 - 1:25.000.
2. Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập khu kinh tế.
3. Hồ sơ được lập thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc (01 bộ hồ sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ) và 09 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định theo quy định tại
Điều 16. Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định tại
2. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định tại
3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập khu kinh tế.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp với cơ quan nhà nước có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ những vấn đề có liên quan.
5. Nội dung thẩm định việc thành lập khu kinh tế bao gồm:
a) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc thành lập khu kinh tế;
b) Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện thành lập khu kinh tế quy định tại
c) Đánh giá phương hướng phát triển của khu kinh tế;
d) Đánh giá các giải pháp và tổ chức thực hiện.
1. Mở rộng khu kinh tế là việc tăng quy mô diện tích của khu kinh tế đã được thành lập, trong đó khu vực mở rộng khu kinh tế có ranh giới liền kề hoặc lân cận và có thể kết nối, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật với khu kinh tế đã được thành lập trước đó để nâng cao tiềm năng phát triển, tính lan tỏa của khu kinh tế.
2. Khu kinh tế được mở rộng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện theo quy định tại
b) Đã đầu tư hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế theo quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Có ít nhất 70% diện tích đất của các khu chức năng trong khu kinh tế đã được giao hoặc cho các tổ chức, cá nhân thuê để thực hiện dự án đầu tư.
3. Hồ sơ mở rộng khu kinh tế bao gồm:
a) Đề án mở rộng khu kinh tế bao gồm các nội dung sau: căn cứ pháp lý, sự cần thiết và nội dung mở rộng khu kinh tế; đánh giá hiện trạng, các yếu tố và điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội, các hạn chế và lợi thế so sánh của khu vực dự kiến mở rộng khu kinh tế so với các khu vực khác trên địa bàn cả nước; đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này (kèm theo các tài liệu có liên quan); dự kiến phương hướng phát triển của khu kinh tế sau khi mở rộng gồm: mục tiêu phát triển, quy mô diện tích, tính chất, chức năng của khu kinh tế; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực; định hướng phát triển không gian, các khu chức năng trong khu kinh tế; kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế; kiến nghị các giải pháp và tổ chức thực hiện; thể hiện phương án mở rộng khu kinh tế trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000 - 1:25.000;
b) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị mở rộng khu kinh tế;
c) Hồ sơ được lập thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc (01 bộ hồ sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ) và 09 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.
4. Trình tự, thủ tục mở rộng khu kinh tế:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan;
b) Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định;
c) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến thẩm định theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
d) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc mở rộng khu kinh tế.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp với cơ quan nhà nước có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ những vấn đề có liên quan.
5. Nội dung thẩm định việc mở rộng khu kinh tế bao gồm:
a) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc mở rộng khu kinh tế;
b) Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện mở rộng khu kinh tế theo quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Đánh giá phương hướng phát triển của khu kinh tế sau khi mở rộng;
d) Đánh giá các giải pháp và tổ chức thực hiện.
Điều 18. Điều chỉnh ranh giới khu kinh tế
1. Điều chỉnh ranh giới khu kinh tế là điều chỉnh ranh giới địa lý của khu kinh tế đã được thành lập trên cùng một địa bàn cấp xã hoặc từ địa bàn thuộc các cấp xã này sang địa bàn thuộc các cấp xã khác tương ứng trên cùng các địa bàn cấp huyện nhưng tổng quy mô diện tích của khu kinh tế không thay đổi quá 10% và không thay đổi các địa bàn cấp huyện.
2. Việc điều chỉnh ranh giới khu kinh tế được thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Do thay đổi của quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có liên quan làm ảnh hưởng đến phương hướng phát triển của khu kinh tế;
b) Giảm quy mô diện tích của khu kinh tế so với quy mô diện tích của khu kinh tế đã được thành lập;
c) Tăng quy mô diện tích của khu kinh tế so với quy mô diện tích của khu kinh tế đã được thành lập nhưng không quá 10% để bảo đảm không gian phát triển, tác động lan tỏa của các ngành, lĩnh vực được ưu tiên phát triển của khu kinh tế.
Điều 19. Hồ sơ điều chỉnh ranh giới khu kinh tế
1. Đề án điều chỉnh ranh giới khu kinh tế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm các nội dung sau đây:
a) Căn cứ pháp lý, sự cần thiết và nội dung điều chỉnh ranh giới khu kinh tế;
b) Đánh giá hiện trạng xây dựng và phát triển khu kinh tế đã được thành lập;
c) Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện quy định tại
d) Dự kiến phương hướng phát triển của khu kinh tế sau khi điều chỉnh ranh giới gồm: mục tiêu phát triển, quy mô diện tích, tính chất, chức năng của khu kinh tế; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực; định hướng phát triển không gian, các khu chức năng trong khu kinh tế; kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế;
đ) Kiến nghị các giải pháp và tổ chức thực hiện;
e) Thể hiện phương án điều chỉnh ranh giới khu kinh tế trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000 - 1:25.000.
2. Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị điều chỉnh ranh giới khu kinh tế.
3. Hồ sơ được lập thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc (01 bộ hồ sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ) và 09 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định theo quy định tại
Điều 20. Trình tự, thủ tục điều chỉnh ranh giới khu kinh tế
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ điều chỉnh ranh giới khu kinh tế theo quy định tại
2. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định tại
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 5 Điều này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp với cơ quan nhà nước có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ những vấn đề có liên quan.
5. Nội dung thẩm định việc điều chỉnh ranh giới khu kinh tế bao gồm:
a) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc điều chỉnh ranh giới khu kinh tế;
b) Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện quy định tại
c) Đánh giá phương hướng phát triển của khu kinh tế sau khi điều chỉnh ranh giới;
d) Đánh giá các giải pháp và tổ chức thực hiện.
Điều 21. Thẩm quyền thành lập, mở rộng, điều chỉnh ranh giới khu kinh tế
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, mở rộng, điều chỉnh ranh giới khu kinh tế.
2. Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng. Quy mô diện tích, vị trí, tính chất của từng khu chức năng được xác định trong quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.
3. Trường hợp diện tích của khu kinh tế chênh lệch không quá 1% và không quá 200 ha so với quy mô diện tích của khu kinh tế đã được thành lập, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế mà không phải điều chỉnh ranh giới khu kinh tế. Quy mô diện tích, ranh giới và vị trí của khu kinh tế thực hiện theo quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Phương hướng xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 4. Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp
- Điều 5. Phương án phát triển hệ thống khu kinh tế
- Điều 6. Đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp
- Điều 7. Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp
- Điều 8. Trình tự, thủ tục đầu tư hạ tầng khu công nghiệp
- Điều 9. Điều kiện đầu tư hạ tầng khu công nghiệp
- Điều 10. Điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
- Điều 11. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
- Điều 12. Đổi tên gọi của khu công nghiệp
- Điều 13. Chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ
- Điều 14. Thành lập khu kinh tế
- Điều 15. Hồ sơ thành lập khu kinh tế
- Điều 16. Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế
- Điều 17. Mở rộng khu kinh tế
- Điều 18. Điều chỉnh ranh giới khu kinh tế
- Điều 19. Hồ sơ điều chỉnh ranh giới khu kinh tế
- Điều 20. Trình tự, thủ tục điều chỉnh ranh giới khu kinh tế
- Điều 21. Thẩm quyền thành lập, mở rộng, điều chỉnh ranh giới khu kinh tế
- Điều 22. Ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 23. Phương thức huy động các nguồn vốn để đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 24. Quy định về tài chính đối với khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 25. Tạm trú, lưu trú trong khu công nghiệp
- Điều 26. Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
- Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế và nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế
- Điều 28. Quản lý sử dụng và xử lý tài sản công hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế
- Điều 29. Phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 30. Hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế
- Điều 33. Phát triển khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ
- Điều 34. Điều kiện đầu tư khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ
- Điều 35. Trình tự, thủ tục đầu tư khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ
- Điều 36. Chính sách hỗ trợ và hợp tác phát triển khu công nghiệp sinh thái
- Điều 37. Tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái
- Điều 38. Xây dựng mới khu công nghiệp sinh thái
- Điều 39. Ưu đãi đối với khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái
- Điều 40. Chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái
- Điều 41. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái
- Điều 42. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp sinh thái
- Điều 43. Theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện khu công nghiệp sinh thái và doanh nghiệp sinh thái
- Điều 44. Chấm dứt hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái
- Điều 45. Chứng nhận lại khu công nghiệp sinh thái và doanh nghiệp sinh thái
- Điều 46. Yêu cầu đối với hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 47. Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 48. Chi phí của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 49. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 50. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 51. Nội dung quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 52. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 53. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 54. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ
- Điều 55. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài chính
- Điều 56. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
- Điều 57. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
- Điều 58. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 59. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ
- Điều 60. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 61. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công an
- Điều 62. Quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 63. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Điều 64. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ
- Điều 65. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ
- Điều 66. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 67. Chức năng của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế
- Điều 68. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 69. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý khu kinh tế
- Điều 70. Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 71. Bổ sung Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư như sau:
- Điều 72. Bổ sung Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau:
- Điều 73. Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động như sau:
- Điều 74. Điều khoản chuyển tiếp
- Điều 75. Hiệu lực thi hành
- Điều 76. Tổ chức thực hiện