Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế
Điều 26. Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
1. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất:
a) Trường hợp thành lập doanh nghiệp chế xuất đồng thời với thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư nộp bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cùng với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ghi nhận mục tiêu thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Trường hợp thành lập doanh nghiệp chế xuất không đồng thời với thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt doanh nghiệp chế xuất, hồ sơ gồm: các tài liệu về dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại điểm này đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
c) Trường hợp dự án đầu tư của nhà đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư thì nhà đầu tư nộp bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cùng với hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đối với trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc ghi nhận mục tiêu thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
2. Trong khu công nghiệp có thể có các phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
3. Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền. Sau khi hoàn thành quá trình xây dựng, doanh nghiệp chế xuất phải được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi chính thức đi vào hoạt động. Trường hợp doanh nghiệp chế xuất không được xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì không được hưởng chính sách thuế áp dụng đối với khu phi thuế quan. Việc kiểm tra, xác nhận, hoàn thiện điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan của doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
4. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải là khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản này và các trường hợp không phải làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan như sau:
a) Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định áp dụng đối với khu vực hải quan riêng, khu phi thuế quan trừ các quy định riêng áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế;
b) Vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của người lao động làm việc tại doanh nghiệp chế xuất không phải thực hiện quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng được lựa chọn thực hiện hoặc không phải thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam;
c) Doanh nghiệp chế xuất được bán, thanh lý vào thị trường nội địa tài sản đã qua sử dụng và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.
5. Người lao động làm việc tại doanh nghiệp chế xuất không phải khai báo hải quan khi mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào doanh nghiệp này và ngược lại.
6. Doanh nghiệp chế xuất được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan và đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Việc bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động chế xuất phải bảo đảm ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác;
b) Hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động chế xuất và các hoạt động kinh doanh khác;
c) Không được sử dụng tài sản, máy móc thiết bị được hưởng ưu đãi về thuế áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh khác. Trường hợp sử dụng tài sản, máy móc thiết bị được hưởng ưu đãi về thuế áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác thì phải hoàn trả ưu đãi về thuế đã được miễn, giảm theo quy định của pháp luật về thuế.
7. Doanh nghiệp chế xuất được thành lập chi nhánh theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp để thực hiện hoạt động chế xuất. Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được áp dụng cơ chế đối với doanh nghiệp chế xuất quy định tại Điều này nếu thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế và đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều này.
8. Trong khu công nghiệp, khu kinh tế có doanh nghiệp chế xuất và được áp dụng cơ chế đối với doanh nghiệp chế xuất nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
9. Trong khu chế xuất có doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
10. Trong trường hợp không đủ mặt bằng để bố trí kho lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động chế xuất của doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế, doanh nghiệp chế xuất được thuê mặt bằng ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế để thực hiện lưu giữ hàng hóa nếu đáp ứng được các điều kiện tại khoản 2 Điều này. Kho lưu giữ hàng hóa ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế được đưa vào sử dụng kể từ ngày được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan.
Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan hải quan có thẩm quyền cho phép đưa vào sử dụng, doanh nghiệp chế xuất phải thông báo đến cơ quan đăng ký đầu tư việc bố trí kho ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế để lưu giữ hàng hóa và thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư (nếu có) theo quy định của pháp luật về đầu tư.
11. Doanh nghiệp chế xuất được bán hàng hóa vào thị trường nội địa. Hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất vào thị trường trong nước thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
12. Chỉ những nhà đầu tư, người lao động làm việc trong doanh nghiệp chế xuất và những người có quan hệ công tác với doanh nghiệp chế xuất được ra, vào doanh nghiệp chế xuất.
Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Phương hướng xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 4. Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp
- Điều 5. Phương án phát triển hệ thống khu kinh tế
- Điều 6. Đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp
- Điều 7. Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp
- Điều 8. Trình tự, thủ tục đầu tư hạ tầng khu công nghiệp
- Điều 9. Điều kiện đầu tư hạ tầng khu công nghiệp
- Điều 10. Điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
- Điều 11. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
- Điều 12. Đổi tên gọi của khu công nghiệp
- Điều 13. Chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ
- Điều 14. Thành lập khu kinh tế
- Điều 15. Hồ sơ thành lập khu kinh tế
- Điều 16. Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế
- Điều 17. Mở rộng khu kinh tế
- Điều 18. Điều chỉnh ranh giới khu kinh tế
- Điều 19. Hồ sơ điều chỉnh ranh giới khu kinh tế
- Điều 20. Trình tự, thủ tục điều chỉnh ranh giới khu kinh tế
- Điều 21. Thẩm quyền thành lập, mở rộng, điều chỉnh ranh giới khu kinh tế
- Điều 22. Ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 23. Phương thức huy động các nguồn vốn để đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 24. Quy định về tài chính đối với khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 25. Tạm trú, lưu trú trong khu công nghiệp
- Điều 26. Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
- Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế và nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế
- Điều 28. Quản lý sử dụng và xử lý tài sản công hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế
- Điều 29. Phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 30. Hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế
- Điều 33. Phát triển khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ
- Điều 34. Điều kiện đầu tư khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ
- Điều 35. Trình tự, thủ tục đầu tư khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ
- Điều 36. Chính sách hỗ trợ và hợp tác phát triển khu công nghiệp sinh thái
- Điều 37. Tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái
- Điều 38. Xây dựng mới khu công nghiệp sinh thái
- Điều 39. Ưu đãi đối với khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái
- Điều 40. Chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái
- Điều 41. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái
- Điều 42. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp sinh thái
- Điều 43. Theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện khu công nghiệp sinh thái và doanh nghiệp sinh thái
- Điều 44. Chấm dứt hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái
- Điều 45. Chứng nhận lại khu công nghiệp sinh thái và doanh nghiệp sinh thái
- Điều 46. Yêu cầu đối với hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 47. Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 48. Chi phí của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 49. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 50. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 51. Nội dung quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 52. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 53. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 54. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ
- Điều 55. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài chính
- Điều 56. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
- Điều 57. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
- Điều 58. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 59. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ
- Điều 60. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 61. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công an
- Điều 62. Quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 63. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Điều 64. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ
- Điều 65. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ
- Điều 66. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 67. Chức năng của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế
- Điều 68. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 69. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý khu kinh tế
- Điều 70. Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế
- Điều 71. Bổ sung Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư như sau:
- Điều 72. Bổ sung Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau:
- Điều 73. Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động như sau:
- Điều 74. Điều khoản chuyển tiếp
- Điều 75. Hiệu lực thi hành
- Điều 76. Tổ chức thực hiện