Điều 52 Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, san chia thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 38 của Pháp lệnh Thú y và các điều kiện vệ sinh thú y quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
2. Địa điểm cơ sở phải cách biệt với khu dân cư, các công trình công cộng, bệnh viện, bệnh xá thú y, cơ sở chẩn đoán bệnh động vật, các nguồn gây ô nhiễm khác và không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh.
3. Cơ sở sản xuất dược phẩm, hoá chất dùng trong thú y phải được thiết kế, xây dựng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP, bảo đảm có các khu vực chính sau đây:
a) Kho nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, thành phẩm;
b) Khu vực xử lý tiệt trùng;
c) Khu vực cân, cấp phát nguyên liệu;
d) Khu vực chuẩn bị sản xuất;
đ) Khu vực pha chế, bảo quản bán thành phẩm;
e) Khu vực hoàn thiện sản phẩm;
f) Khu vực kiểm tra sản phẩm truớc khi xuất xưởng;
g) Khu vực để các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng;
h) Khu vực vệ sinh cá nhân và các khu vực khác phục vụ sản xuất.
4. Cơ sở sản xuất vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y ngoài các khu vực quy định tại khoản 3 Điều này, phải có khu vực nuôi giữ và xử lý động vật thí nghiệm; khu vực, trang thiết bị để giữ giống vi sinh vật phục vụ sản xuất.
5. Nhà xưởng sản xuất phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện về vệ sinh môi trường; dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc; chống được bụi và sự xâm nhập của động vật gây hại;
b) Từng khu vực phải có diện tích phù hợp với yêu cầu sản xuất, dễ thực hiện các thao tác kỹ thuật, thuận tiện cho việc kiểm tra, giám sát;
c) Được thiết kế và bố trí phù hợp để tránh sự nhầm lẫn hoặc lây nhiễm chéo giữa các nguyên liệu, sản phẩm trong quá trình sản xuất.
6. Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:
a) Phù hợp, thuận tiện cho các thao tác, dễ vệ sinh, khử trùng và bảo dưỡng;
b) Bề mặt tiếp xúc của thiết bị, dụng cụ với các nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm và thành phẩm phải được làm bằng vật liệu trơ; không gây ảnh hưởng tới độ tinh khiết, hoạt tính của nguyên liệu, chất lượng của thuốc.
7. Các thiết bị cơ khí, thiết bị sử dụng điện năng, nhiệt năng, thiết bị áp lực phải có quy định bằng văn bản về chế độ điều chỉnh, kiểm tra, bảo dưõng, vận hành để đảm bảo an toàn lao động và bảo đảm chất lượng của sản phẩm.
8. Cơ sở sản xuất phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản hoặc Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- Số hiệu: 33/2005/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/03/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 18
- Ngày hiệu lực: 05/04/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y
- Điều 4. Mạng lưới thú y xã, phường, thị trấn
- Điều 5. Thú y tại các cơ sở
- Điều 6. Điều kiện vệ sinh thú y đối với chăn nuôi của hộ gia đình, cá nhân
- Điều 7. Điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi tập trung
- Điều 8. Vệ sinh thú y đối với thức ăn, nước dùng trong chăn nuôi, bãi chăn thả, chất thải động vật
- Điều 9. Cách ly động vật trước khi đưa vào nuôi tại cơ sở
- Điều 10. Phòng bệnh bắt buộc cho động vật
- Điều 11. Trách nhiệm của chủ vật nuôi trong việc phòng bệnh cho động vật
- Điều 12. Xây dựng, quản lý vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 13. Chương trình khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật
- Điều 14. Chữa bệnh cho động vật
- Điều 15. Xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật
- Điều 16. Điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở xét nghiệm, cơ sở xét nghiệm chẩn đoán bệnh động vật, cơ sở phẫu thuật động vật
- Điều 17. Biện pháp thú y đối với vùng có ổ dịch cũ, vùng đã bị dịch uy hiếp
- Điều 18. Thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khi công bố dịch bệnh động vật
- Điều 19. Quản lý vùng có dịch
- Điều 20. Cách ly động vật trong vùng có dịch
- Điều 21. Lưu thông động vật, sản phẩm động vật trong vùng có dịch
- Điều 22. Phòng bệnh bắt buộc cho động vật trong vùng có dịch
- Điều 23. Biện pháp đối với vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm
- Điều 24. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y trong phòng, chống dịch bệnh động vật
- Điều 25. Xử lý động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
- Điều 26. Tiêu huỷ động vật và sản phẩm của động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
- Điều 27. Điều kiện và thẩm quyền công bố hết dịch
- Điều 28. Quỹ phòng, chống dịch bệnh động vật
- Điều 29. Nguyên tắc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
- Điều 30. Khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn
- Điều 31. Khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật dưới nước và lưỡng cư
- Điều 32. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật lưu thông trong nước tại nơi xuất phát
- Điều 33. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông
- Điều 34. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu
- Điều 35. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
- Điều 36. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam
- Điều 37. Nhận, gửi bệnh phẩm
- Điều 38. Quy định chung về giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật
- Điều 39. Các trường hợp cấm giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật
- Điều 40. Kiểm soát trước giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật trên cạn
- Điều 41. Kiểm soát trong quá trình giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật
- Điều 42. Bảo quản, vận chuyển sản phẩm động vật sau giết mổ, sơ chế
- Điều 43. Thẩm quyền kiểm tra vệ sinh thú y
- Điều 44. Điều kiện vệ sinh thú y đối với nơi tập trung để vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
- Điều 45. Điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
- Điều 46. Điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật
- Điều 47. Điều kiện vệ sinh thú y trong kinh doanh động vật, sản phẩm động vật
- Điều 48. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y
- Điều 49. Trách nhiệm của kiểm dịch viên động vật
- Điều 50. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khác
- Điều 51. Trách nhiệm của chủ hàng, chủ cơ sở
- Điều 52. Điều kiện sản xuất, gia công, san chia thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y
- Điều 53. Điều kiện nhập khẩu thuốc, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y
- Điều 54. Điều kiện kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y
- Điều 55. Điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y
- Điều 56. Các trường hợp phải đăng ký lưu hành thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y
- Điều 57. Đăng ký lưu hành thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y mới sản xuất trong nước, nhập khẩu lần đầu.
- Điều 58. Đăng ký lại thuốc, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y đã được cấp số đăng ký lưu hành
- Điều 59. Nội dung GMP, thủ tục đăng ký cấp chứng nhận GMP
- Điều 60. Công bố tiêu chuẩn chất lượng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y
- Điều 61. Công bố tiêu chuẩn chất lượng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y phù hợp tiêu chuẩn
- Điều 62. Xử lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y
- Điều 63. Chứng chỉ hành nghề thú y
- Điều 64. Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 65. Thủ tục cấp, thời hạn của chứng chỉ hành nghề thú y
- Điều 66. Những người không được cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y
- Điều 67. Các trường hợp phải thu hồi chứng chỉ hành nghề thú y
- Điều 68. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 69. Quyền và nghĩa vụ của người hành nghề thú y