Điều 13 Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
1. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên phải đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chỉ được xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân đầy đủ và hợp lệ. Hồ sơ thương nhân bao gồm:
a) Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thương nhân hoặc người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và mẫu con dấu của thương nhân theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có dấu sao y bản chính của thương nhân);
c) Danh Mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có) theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ thương nhân được khai báo qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền. Bộ Công Thương khuyến khích thương nhân đăng ký hồ sơ thương nhân điện tử. Trong trường hợp không thể đăng ký hồ sơ thương nhân điện tử, thương nhân được phép lựa chọn nộp bộ hồ sơ tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
3. Mọi thay đổi trong hồ sơ thương nhân phải được cập nhật tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc thông báo cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nơi đã đăng ký trước khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trong trường hợp không có thay đổi, hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhật 2 năm một lần.
Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
- Số hiệu: 31/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 08/03/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 461 đến số 462
- Ngày hiệu lực: 08/03/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Điều ước quốc tế
- Điều 5. Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác
- Điều 6. Hàng hóa có xuất xứ
- Điều 7. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
- Điều 8. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
- Điều 9. Công đoạn gia công, chế biến đơn giản
- Điều 10. Xác định xuất xứ của bao bì, phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, hàng hóa chưa được lắp ráp hoặc tháo rời
- Điều 11. Tỷ lệ nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (De Minimis)
- Điều 12. Các yếu tố gián tiếp
- Điều 13. Đăng ký hồ sơ thương nhân
- Điều 14. Đăng ký thay đổi nơi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 15. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 16. Quy trình khai báo và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 17. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp sau
- Điều 18. Cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 19. Cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ
- Điều 20. Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng
- Điều 21. Từ chối cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 22. Thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp
- Điều 23. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 24. Trách nhiệm của thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 25. Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 26. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
- Điều 27. Xác định trước xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
- Điều 28. Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 29. Biện pháp chống gian lận xuất xứ
- Điều 30. Lưu trữ hồ sơ