Chương 5 Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương
1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
2. Tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
3. Ban hành quy chế, quy định hướng dẫn quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của nước nhập khẩu.
5. Ban hành quy chế về nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
6. Tổ chức đào tạo các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
7. Quản lý hoạt động nghiên cứu, đào tạo, phổ biến, tuyên truyền, thực hiện các hoạt động hợp tác có yếu tố nước ngoài trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa.
8. Chủ trì đàm phán về Quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Điều ước quốc tế.
Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
2. Tổ chức thực hiện quy chế kiểm tra xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
3. Tổ chức mạng lưới thông tin, chế độ báo cáo, xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ và tạo Điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thực hiện công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu.
Điều 33. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan có liên quan
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
- Số hiệu: 31/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 08/03/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 461 đến số 462
- Ngày hiệu lực: 08/03/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Điều ước quốc tế
- Điều 5. Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác
- Điều 6. Hàng hóa có xuất xứ
- Điều 7. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
- Điều 8. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
- Điều 9. Công đoạn gia công, chế biến đơn giản
- Điều 10. Xác định xuất xứ của bao bì, phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, hàng hóa chưa được lắp ráp hoặc tháo rời
- Điều 11. Tỷ lệ nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (De Minimis)
- Điều 12. Các yếu tố gián tiếp
- Điều 13. Đăng ký hồ sơ thương nhân
- Điều 14. Đăng ký thay đổi nơi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 15. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 16. Quy trình khai báo và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 17. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp sau
- Điều 18. Cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 19. Cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ
- Điều 20. Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng
- Điều 21. Từ chối cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 22. Thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp
- Điều 23. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 24. Trách nhiệm của thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 25. Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 26. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
- Điều 27. Xác định trước xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
- Điều 28. Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 29. Biện pháp chống gian lận xuất xứ
- Điều 30. Lưu trữ hồ sơ