Điều 40 Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
1. Thời điểm nghỉ hưu là ngày 01 của tháng liền kề sau tháng viên chức đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
2. Thời điểm nghỉ hưu được tính lùi lại khi có một trong các trường hợp sau:
a) Không quá 01 tháng đối với một trong các trường hợp: Thời điểm nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán; viên chức có vợ hoặc chồng, bố, mẹ (vợ hoặc chồng), con từ trần, bị Tòa án tuyên bố mất tích; bản thân và gia đình viên chức bị thiệt hại do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn;
b) Không quá 03 tháng đối với trường hợp bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện;
c) Không quá 06 tháng đối với trường hợp đang điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, có giấy xác nhận của bệnh viện.
3. Viên chức được lùi thời điểm nghỉ hưu thuộc nhiều trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này thì chỉ được thực hiện đối với một trường hợp có thời gian lùi thời điểm nghỉ hưu nhiều nhất.
4. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định việc lùi thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
5. Trường hợp viên chức không có nguyện vọng lùi thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều này thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý viên chức giải quyết nghỉ hưu theo quy định tại Điều này.
6. Trước 06 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, cơ quan, đơn vị quản lý viên chức phải ra thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu để viên chức biết và chuẩn bị người thay thế.
7. Các quy định liên quan đến quyết định nghỉ hưu:
a) Trước 03 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức phải ra quyết định nghỉ hưu;
b) Căn cứ quyết định nghỉ hưu quy định tại Điểm a Khoản này, cơ quan, đơn vị quản lý viên chức phối hợp với tổ chức bảo hiểm xã hội tiến hành các thủ tục theo quy định để viên chức được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu;
c) Viên chức được nghỉ hưu có trách nhiệm bàn giao hồ sơ, tài liệu và những công việc đang làm cho người được phân công tiếp nhận ít nhất trước 03 ngày làm việc tính đến thời điểm nghỉ hưu;
d) Kể từ thời điểm nghỉ hưu ghi trong quyết định nghỉ hưu, viên chức được nghỉ hưu và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- Số hiệu: 29/2012/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 12/04/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 345 đến số 346
- Ngày hiệu lực: 01/06/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức
- Điều 5. Thẩm quyền tuyển dụng viên chức
- Điều 6. Hội đồng tuyển dụng viên chức
- Điều 7. Nội dung và hình thức thi
- Điều 8. Điều kiện miễn thi một số môn
- Điều 9. Cách tính điểm
- Điều 10. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức
- Điều 11. Nội dung xét tuyển viên chức
- Điều 12. Cách tính điểm
- Điều 13. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức
- Điều 14. Xét tuyển đặc cách
- Điều 15. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển
- Điều 16. Tổ chức tuyển dụng viên chức
- Điều 17. Thông báo kết quả tuyển dụng
- Điều 20. Chế độ tập sự
- Điều 21. Hướng dẫn tập sự
- Điều 22. Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự
- Điều 23. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp khi hết thời gian tập sự
- Điều 24. Chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người tập sự
- Điều 25. Phân công nhiệm vụ
- Điều 26. Biệt phái viên chức
- Điều 27. Bổ nhiệm viên chức quản lý
- Điều 28. Thẩm quyền bổ nhiệm, giải quyết thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm đối với viên chức quản lý
- Điều 29. Thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức
- Điều 30. Phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức
- Điều 31. Quy trình, thủ tục tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức
- Điều 32. Mục tiêu, nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức
- Điều 33. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 34. Quyền lợi, trách nhiệm của viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 35. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 36. Đào tạo và đền bù chi phí đào tạo
- Điều 38. Giải quyết thôi việc
- Điều 39. Trợ cấp thôi việc
- Điều 40. Thủ tục nghỉ hưu
- Điều 41. Chế độ, chính sách và cơ chế quản lý đối với trường hợp viên chức đã nghỉ hưu thực hiện ký hợp đồng vụ, việc với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Điều 44. Nội dung quản lý viên chức
- Điều 45. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ
- Điều 46. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.
- Điều 47. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành
- Điều 48. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 49. Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập