Điều 8 Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
1. Loài thuộc Nhóm I được khai thác vì một trong các mục đích như: Bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế.
2. Loài thuộc Nhóm II được khai thác vì một trong các mục đích như: Bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế hoặc đáp ứng điều kiện quy định tại Phần II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế phải được Tổng cục Thủy sản chấp thuận bằng văn bản và báo cáo Tổng cục Thủy sản về kết quả thực hiện.
4. Hằng năm, tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo giống ban đầu, sản xuất giống các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm phải phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thả tối thiểu 0,1% tổng số cá thể được sản xuất vào vùng nước tự nhiên.
5. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu hoặc vật chứng vụ án bị tịch thu theo quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự được xử lý như sau:
a) Trường hợp cá thể còn sống khỏe mạnh phải thả về môi trường tự nhiên; cá thể bị thương phải được bàn giao cho cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản để nuôi dưỡng, cứu, chữa trước khi thả về môi trường tự nhiên;
b) Trường hợp tang vật là bộ phận hoặc cá thể đã chết phải được bàn giao cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc cơ quan nghiên cứu khoa học để làm tiêu bản, trưng bày, nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Trường hợp tang vật được xác nhận bị bệnh, có khả năng gây dịch bệnh nguy hiểm phải tiêu hủy ngay. Việc tiêu hủy được tiến hành theo quy định hiện hành của pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
6. Quy trình cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khi phát hiện loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản;
b) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tiếp nhận thông tin hoặc nhận bàn giao từ tổ chức, cá nhân phải thông báo cho cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản, thực hiện sơ cứu, nuôi dưỡng trong thời gian chờ bàn giao;
c) Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản tiếp nhận bàn giao loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm từ cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc tổ chức, cá nhân khai thác. Biên bản bàn giao loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được thực hiện theo Mẫu số 09.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
7. Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản có trách nhiệm như sau:
a) Tổ chức cứu, chữa, nuôi dưỡng và đánh giá khả năng thích nghi của loài thủy sản được cứu hộ trước khi thả về môi trường sống tự nhiên của chúng. Trường hợp loài được cứu hộ bị chết trong quá trình cứu, chữa, cơ sở cứu hộ phải bàn giao cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc cơ quan nghiên cứu khoa học để làm tiêu bản. Trường hợp loài được cứu hộ không đủ khả năng sinh sống trong môi trường tự nhiên, cơ sở cứu hộ thủy sản tổ chức nuôi dưỡng hoặc bàn giao cho các tổ chức, cá nhân phù hợp để nuôi dưỡng phục vụ mục đích nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục;
b) Báo cáo Tổng cục Thủy sản về kết quả cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm hoặc khi có yêu cầu.
8. Trong trường hợp loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị chết không được lưu giữ, bảo quản, chế tác mẫu vật phục vụ nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục thì cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức xử lý phù hợp với tập quán và quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
- Số hiệu: 26/2019/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 08/03/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 359 đến số 360
- Ngày hiệu lực: 25/04/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Nghị định này
- Điều 5. Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng
- Điều 6. Báo cáo về hoạt động của tổ chức cộng đồng
- Điều 7. Danh mục và tiêu chí xác định loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 8. Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 9. Khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 10. Quản lý hoạt động trong khu bảo tồn biển và vùng đệm
- Điều 11. Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý khu bảo tồn biển
- Điều 12. Quyền của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển
- Điều 13. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển
- Điều 14. Nguồn tài chính của khu bảo tồn biển
- Điều 15. Quản lý, sử dụng tài chính của khu bảo tồn biển
- Điều 16. Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Điều 17. Cơ cấu tổ chức của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Điều 18. Cơ chế hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Điều 19. Quản lý, sử dụng tài chính của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Điều 20. Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
- Điều 21. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở
- Điều 22. Nhập khẩu giống thủy sản
- Điều 23. Xuất khẩu giống thủy sản
- Điều 24. Đặt tên giống thủy sản
- Điều 25. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản
- Điều 26. Nội dung, trình tự, thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản
- Điều 27. Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 28. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở
- Điều 29. Kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu
- Điều 30. Nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 31. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 32. Trình tự, thủ tục khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 33. Nội dung khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 34. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
- Điều 35. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân
- Điều 36. Đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực
- Điều 37. Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam
- Điều 38. Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 39. Xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nuôi trồng
- Điều 40. Xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên
- Điều 41. Điều kiện cơ sở, trình tự, thủ tục chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 42. Phân vùng khai thác thủy sản
- Điều 43. Quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam
- Điều 44. Quy định về quản lý hệ thống giám sát tàu cá
- Điều 45. Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
- Điều 46. Điều kiện tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
- Điều 47. Cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam hoặc cấp phép cho đi khai thác tại vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực
- Điều 48. Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
- Điều 49. Quy định tàu cá nước ngoài vào cảng cá
- Điều 50. Phân loại cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá
- Điều 51. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ thép
- Điều 52. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ gỗ
- Điều 53. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ vật liệu mới
- Điều 54. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
- Điều 55. Phân loại cơ sở đăng kiểm tàu cá và quy định về đăng kiểm tàu công vụ thủy sản
- Điều 56. Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
- Điều 57. Cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá Việt Nam
- Điều 58. Cấp phép nhập khẩu tàu cá
- Điều 59. Quy định đối với tàu cá được tặng cho, viện trợ
- Điều 60. Quy định độ sâu luồng vào cảng và vùng nước cảng
- Điều 61. Nội dung, trình tự, thủ tục công bố mở, đóng cảng cá
- Điều 62. Tổ chức Kiểm ngư
- Điều 63. Chế độ, chính sách đối với Kiểm ngư
- Điều 64. Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động Kiểm ngư
- Điều 65. Nội dung chi hoạt động Kiểm ngư
- Điều 66. Chế biến loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 67. Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 68. Nhập nội từ biển loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 69. Cấp phép xuất khẩu loài thủy sản
- Điều 70. Kiểm soát hoạt động nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định