Điều 3 Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nuôi trồng thủy sản thâm canh là nuôi trồng thủy sản trong điều kiện kiểm soát được quá trình tăng trưởng, sản lượng của loài thủy sản nuôi và sự tăng trưởng của loài thủy sản nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thức ăn thủy sản.
2. Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh là nuôi trồng thủy sản trong điều kiện kiểm soát được một phần quá trình tăng trưởng, sản lượng của loài thủy sản nuôi và sự tăng trưởng của loài thủy sản nuôi phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên và thức ăn thủy sản.
3. Tuyến bờ là đường gấp khúc được tạo bởi các đoạn thẳng nối liền từ điểm 01 đến điểm 18. Tọa độ các điểm từ điểm 01 đến điểm 18 được xác định bởi kinh độ và vĩ độ quy định tại Phụ lục IV-A ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Tuyến lộng là đường gấp khúc được tạo bởi các đoạn thẳng nối liền từ điểm 01’ đến điểm 18’. Tọa độ các điểm từ điểm 01’ đến điểm 18’ được xác định bởi kinh độ và vĩ độ quy định tại Phụ lục IV-A ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Hệ thống giám sát tàu cá là hệ thống được tích hợp bởi thiết bị lắp đặt trên tàu cá kết nối với trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá để quản lý, giám sát hành trình, hoạt động của tàu cá trên các vùng biển.
6. Thiết bị giám sát hành trình lắp trên tàu cá là thiết bị đầu cuối để nhận, lưu trữ và truyền phát các thông tin liên quan đến quá trình hoạt động của tàu cá; được kích hoạt, cài đặt để truyền dữ liệu về trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá.
7. Chuyển tải thủy sản là hoạt động chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản khai thác từ tàu này sang tàu khác.
8. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển là vùng biển, đảo, quần đảo, ven biển được xác định để bảo toàn nguyên vẹn, giữ nguyên hiện trạng và theo dõi diễn biến tự nhiên của các loài động vật, thực vật thủy sinh và các hệ sinh thái tự nhiên trên biển.
9. Phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển là vùng biển, đảo, quần đảo, ven biển được xác định để triển khai hoạt động phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh và các hệ sinh thái tự nhiên trên biển.
10. Phân khu dịch vụ - hành chính của khu bảo tồn biển là vùng biển, đảo, quần đảo, ven biển được xác định để triển khai hoạt động dịch vụ, hành chính, hoạt động thủy sản có kiểm soát.
11. Vùng đệm của khu bảo tồn biển là vùng biển, đảo, quần đảo, ven biển bao quanh hoặc tiếp giáp với ranh giới trong của khu bảo tồn nhằm ngăn ngừa, giảm nhẹ tác động gây hại từ bên ngoài đối với khu bảo tồn.
12. Tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản bao gồm: tàu thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ nguồn lợi thủy sản, tàu vận chuyển (chuyển tải, chế biến) thủy sản, sản phẩm thủy sản, trừ tàu chở thủy sản, sản phẩm thủy sản bằng công-ten-nơ.
13. Khai thác thủy sản bất hợp pháp là hoạt động khai thác thủy sản được thực hiện bởi tàu cá của Việt Nam, nước ngoài trong vùng biển thuộc quyền tài phán của một quốc gia mà không được phép, hoạt động trái với luật pháp, quy định của quốc gia đó hoặc tàu cá treo cờ của quốc gia đã ký thỏa ước với một tổ chức quản lý nghề cá khu vực nhưng hoạt động trái với các biện pháp bảo tồn và quản lý của tổ chức có tính chất ràng buộc đối với quốc gia tàu treo cờ, hoạt động trái với các điều khoản trong luật quốc tế được áp dụng hoặc tàu cá vi phạm luật quốc gia hay các nghĩa vụ quốc tế, bao gồm cả luật và nghĩa vụ quốc tế của các quốc gia hợp tác với một tổ chức quản lý nghề cá khu vực liên quan.
14. Khai thác thủy sản không báo cáo là hoạt động khai thác thủy sản không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ cho cơ quan thẩm quyền của Việt Nam, trái với luật pháp và quy định của Việt Nam; được thực hiện trong khu vực thuộc thẩm quyền của một tổ chức quản lý nghề cá khu vực liên quan, không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, trái với quy trình thủ tục báo cáo của tổ chức đó.
15. Khai thác thủy sản không theo quy định là hoạt động khai thác thủy sản được thực hiện trong khu vực hoạt động của một tổ chức quản lý nghề cá khu vực liên quan bởi các tàu cá không quốc tịch, tàu cá treo cờ của quốc gia không thuộc tổ chức, hay bởi bất kỳ một thực thể khai thác thủy sản nào khác theo cách thức không nhất quán hay trái với các biện pháp bảo tồn và quản lý của tổ chức đó hoặc được thực hiện bởi các tàu cá trong khu vực hay khai thác loài thủy sản không phải là đối tượng áp dụng của các biện pháp bảo tồn hay quản lý liên quan theo cách thức không nhất quán với trách nhiệm của quốc gia về bảo tồn nguồn sinh vật biển trong luật pháp quốc tế.
Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
- Số hiệu: 26/2019/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 08/03/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 359 đến số 360
- Ngày hiệu lực: 25/04/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Nghị định này
- Điều 5. Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng
- Điều 6. Báo cáo về hoạt động của tổ chức cộng đồng
- Điều 7. Danh mục và tiêu chí xác định loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 8. Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 9. Khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 10. Quản lý hoạt động trong khu bảo tồn biển và vùng đệm
- Điều 11. Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý khu bảo tồn biển
- Điều 12. Quyền của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển
- Điều 13. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển
- Điều 14. Nguồn tài chính của khu bảo tồn biển
- Điều 15. Quản lý, sử dụng tài chính của khu bảo tồn biển
- Điều 16. Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Điều 17. Cơ cấu tổ chức của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Điều 18. Cơ chế hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Điều 19. Quản lý, sử dụng tài chính của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Điều 20. Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
- Điều 21. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở
- Điều 22. Nhập khẩu giống thủy sản
- Điều 23. Xuất khẩu giống thủy sản
- Điều 24. Đặt tên giống thủy sản
- Điều 25. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản
- Điều 26. Nội dung, trình tự, thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản
- Điều 27. Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 28. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở
- Điều 29. Kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu
- Điều 30. Nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 31. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 32. Trình tự, thủ tục khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 33. Nội dung khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 34. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
- Điều 35. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân
- Điều 36. Đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực
- Điều 37. Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam
- Điều 38. Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 39. Xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nuôi trồng
- Điều 40. Xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên
- Điều 41. Điều kiện cơ sở, trình tự, thủ tục chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 42. Phân vùng khai thác thủy sản
- Điều 43. Quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam
- Điều 44. Quy định về quản lý hệ thống giám sát tàu cá
- Điều 45. Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
- Điều 46. Điều kiện tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
- Điều 47. Cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam hoặc cấp phép cho đi khai thác tại vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực
- Điều 48. Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
- Điều 49. Quy định tàu cá nước ngoài vào cảng cá
- Điều 50. Phân loại cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá
- Điều 51. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ thép
- Điều 52. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ gỗ
- Điều 53. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ vật liệu mới
- Điều 54. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
- Điều 55. Phân loại cơ sở đăng kiểm tàu cá và quy định về đăng kiểm tàu công vụ thủy sản
- Điều 56. Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
- Điều 57. Cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá Việt Nam
- Điều 58. Cấp phép nhập khẩu tàu cá
- Điều 59. Quy định đối với tàu cá được tặng cho, viện trợ
- Điều 60. Quy định độ sâu luồng vào cảng và vùng nước cảng
- Điều 61. Nội dung, trình tự, thủ tục công bố mở, đóng cảng cá
- Điều 62. Tổ chức Kiểm ngư
- Điều 63. Chế độ, chính sách đối với Kiểm ngư
- Điều 64. Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động Kiểm ngư
- Điều 65. Nội dung chi hoạt động Kiểm ngư
- Điều 66. Chế biến loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 67. Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 68. Nhập nội từ biển loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 69. Cấp phép xuất khẩu loài thủy sản
- Điều 70. Kiểm soát hoạt động nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định