Mục 2 Chương 3 Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
Mục 2. THỨC ĂN THỦY SẢN, SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Điều 27. Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Điểm c khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:
a) Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp;
b) Trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.
2. Điểm d khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau: Có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất.
3. Điểm đ khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau: Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học cho từng loại sản phẩm gồm các nội dung: nước phục vụ sản xuất; nguyên liệu, bao bì, thành phẩm; quá trình sản xuất; tái chế; lưu mẫu; kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị; kiểm soát động vật gây hại; vệ sinh nhà xưởng, thu gom và xử lý chất thải.
1. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Tổng cục Thủy sản kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận và kiểm tra duy trì cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận và kiểm tra duy trì đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, trừ các cơ sở sản xuất quy định tại điểm a khoản này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 11.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất theo Mẫu số 12.NT ban hành kèm theo Phụ lục III Nghị định này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 11.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận;
c) Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất.
4. Trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:
a) Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Cơ sở sản xuất gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 13.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra điều kiện cơ sở đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Cơ sở sản xuất gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Nội dung kiểm tra điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
c) Kiểm tra về việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản.
8. Cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi tham gia một, một số hoặc toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm do cơ sở khác công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy:
a) Sản xuất sản phẩm phải phù hợp với điều kiện ghi trong Giấy chứng nhận. Trước khi sản xuất phải thông báo bằng văn bản đến Tổng cục Thủy sản và cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh để giám sát, quản lý;
b) Thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm a, e khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản. Thực hiện ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất và giao một bản sao cho cơ sở có sản phẩm công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy để lưu giữ phục vụ truy xuất nguồn gốc;
c) Cơ sở có sản phẩm công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy khi sản xuất tại cơ sở khác có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm b, d, đ, e khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản và thực hiện lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.
1. Cơ quan kiểm tra: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh khi được ủy quyền.
2. Nội dung, trình tự và thủ tục kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Lấy mẫu kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định về lấy mẫu, thực hiện lấy mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên. Người lấy mẫu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải được Tổng cục Thủy sản tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu.
4. Thử nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản do phòng thử nghiệm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định thực hiện. Trong trường hợp chưa có phòng thử nghiệm được chỉ định về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản thì thực hiện tại phòng thử nghiệm được chỉ định trong lĩnh vực thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón nếu có phương pháp thử phù hợp. Trường hợp các phương pháp thử chưa được chỉ định hoặc chưa được thống nhất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phương pháp thử được áp dụng.
Điều 30. Nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Thủy sản phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép.
2. Hồ sơ đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản bao gồm:
a) Đơn đăng ký nhập khẩu theo Mẫu số 15.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu).
3. Trình tự thực hiện cấp phép nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản để trưng bày tại hội chợ, triển lãm hoặc nghiên cứu khoa học gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản cấp giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 16.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
c) Tổng cục Thủy sản có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện giám sát việc tham gia hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu.
5. Khi phát hiện thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, môi trường, an toàn sinh học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản tại nước xuất khẩu:
a) Thành phần đoàn kiểm tra gồm: Tổng cục Thủy sản và đơn vị liên quan;
b) Nội dung kiểm tra: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng, môi trường, an toàn sinh học về sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và năng lực thực thi của cơ quan quản lý tại nước xuất khẩu; điều kiện bảo đảm chất lượng, môi trường, an toàn sinh học tại cơ sở xuất khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản vào Việt Nam;
c) Thông báo, công khai kết quả kiểm tra và quyết định biện pháp xử lý đối với từng trường hợp cụ thể.
Điều 31. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Điểm b khoản 2 Điều 35 Luật Thủy sản được quy định như sau:
a) Có phòng thử nghiệm đủ năng lực để phân tích và đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật theo đề cương khảo nghiệm;
b) Trường hợp khảo nghiệm trong giai đoạn sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản và
2. Điểm c khoản 2 Điều 35 Luật Thủy sản được quy định như sau: Khu nuôi khảo nghiệm có biện pháp ngăn cách với các khu sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản thương phẩm khác. Không để sản phẩm, bao bì của sản phẩm khảo nghiệm gây ô nhiễm môi trường.
1. Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 17.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đề cương khảo nghiệm theo Mẫu số 18.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản thuyết minh điều kiện của cơ sở thực hiện khảo nghiệm theo Mẫu số 19.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trình tự thực hiện cho phép khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:
a) Tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu Tổng cục Thủy sản kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm theo Mẫu số 20.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục cơ sở có văn bản thông báo đến Tổng cục Thủy sản để tổ chức kiểm tra các nội dung đã khắc phục. Trường hợp hồ sơ và điều kiện cơ sở khảo nghiệm đạt yêu cầu, Tổng cục Thủy sản phê duyệt đề cương khảo nghiệm và ban hành quyết định khảo nghiệm theo Mẫu số 21.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời thực hiện cấp phép nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cho tổ chức, cá nhân để khảo nghiệm (nếu là sản phẩm nhập khẩu). Trường hợp không đạt yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Kiểm tra hoạt động khảo nghiệm: Tổng cục Thủy sản tổ chức kiểm tra thực tế tại nơi thực hiện khảo nghiệm ít nhất 01 lần trong quá trình khảo nghiệm.
4. Giám sát hoạt động khảo nghiệm: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện giám sát hoạt động khảo nghiệm trên địa bàn. Nội dung giám sát theo đề cương đã được phê duyệt.
5. Công nhận kết quả khảo nghiệm:
a) Sau khi kết thúc khảo nghiệm, cơ sở có thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khảo nghiệm báo cáo kết quả khảo nghiệm về Tổng cục Thủy sản. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm, Tổng cục Thủy sản tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm và ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 22.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Sau khi công nhận kết quả khảo nghiệm, Tổng cục Thủy sản trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
Điều 33. Nội dung khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Nội dung khảo nghiệm thức ăn thủy sản:
a) Kiểm tra thành phần, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trước khi tiến hành khảo nghiệm;
b) Đánh giá đặc tính, công dụng của sản phẩm: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển; tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn phát triển của đối tượng khảo nghiệm; hệ số chuyển hóa thức ăn; các chỉ tiêu kỹ thuật khác nêu trong hồ sơ sản phẩm;
c) Đánh giá độ an toàn đối với sức khỏe con người, đối tượng nuôi và môi trường trong quá trình sử dụng: Dư lượng kháng sinh, hóa chất độc hại trong thủy sản khảo nghiệm và môi trường (nêu cụ thể trong đề cương khảo nghiệm); đánh giá biến động các chỉ tiêu môi trường.
2. Nội dung khảo nghiệm sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm:
a) Kiểm tra thành phần, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trước khi tiến hành khảo nghiệm;
b) Đánh giá đặc tính, công dụng của sản phẩm thông qua đánh giá sự biến động các chỉ tiêu vật lý, hóa học và sinh học trong môi trường nuôi; các chỉ tiêu kỹ thuật khác nêu trong hồ sơ sản phẩm;
c) Đánh giá độ an toàn đối với sức khỏe con người, đối tượng nuôi và môi trường trong quá trình sử dụng: Tồn dư thành phần của sản phẩm trong môi trường và trong động vật khi thu hoạch đối với sản phẩm có thành phần là hóa chất; dư lượng kim loại nặng trong môi trường, trong động vật khi thu hoạch; tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của đối tượng nuôi.
Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
- Số hiệu: 26/2019/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 08/03/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 359 đến số 360
- Ngày hiệu lực: 25/04/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Nghị định này
- Điều 5. Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng
- Điều 6. Báo cáo về hoạt động của tổ chức cộng đồng
- Điều 7. Danh mục và tiêu chí xác định loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 8. Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 9. Khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 10. Quản lý hoạt động trong khu bảo tồn biển và vùng đệm
- Điều 11. Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý khu bảo tồn biển
- Điều 12. Quyền của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển
- Điều 13. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu bảo tồn biển
- Điều 14. Nguồn tài chính của khu bảo tồn biển
- Điều 15. Quản lý, sử dụng tài chính của khu bảo tồn biển
- Điều 16. Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Điều 17. Cơ cấu tổ chức của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Điều 18. Cơ chế hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Điều 19. Quản lý, sử dụng tài chính của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Điều 20. Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
- Điều 21. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở
- Điều 22. Nhập khẩu giống thủy sản
- Điều 23. Xuất khẩu giống thủy sản
- Điều 24. Đặt tên giống thủy sản
- Điều 25. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản
- Điều 26. Nội dung, trình tự, thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản
- Điều 27. Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 28. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở
- Điều 29. Kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu
- Điều 30. Nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 31. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 32. Trình tự, thủ tục khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 33. Nội dung khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 34. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
- Điều 35. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân
- Điều 36. Đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực
- Điều 37. Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam
- Điều 38. Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 39. Xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nuôi trồng
- Điều 40. Xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên
- Điều 41. Điều kiện cơ sở, trình tự, thủ tục chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 42. Phân vùng khai thác thủy sản
- Điều 43. Quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam
- Điều 44. Quy định về quản lý hệ thống giám sát tàu cá
- Điều 45. Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
- Điều 46. Điều kiện tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
- Điều 47. Cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam hoặc cấp phép cho đi khai thác tại vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực
- Điều 48. Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
- Điều 49. Quy định tàu cá nước ngoài vào cảng cá
- Điều 50. Phân loại cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá
- Điều 51. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ thép
- Điều 52. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ gỗ
- Điều 53. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ vật liệu mới
- Điều 54. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
- Điều 55. Phân loại cơ sở đăng kiểm tàu cá và quy định về đăng kiểm tàu công vụ thủy sản
- Điều 56. Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
- Điều 57. Cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá Việt Nam
- Điều 58. Cấp phép nhập khẩu tàu cá
- Điều 59. Quy định đối với tàu cá được tặng cho, viện trợ
- Điều 60. Quy định độ sâu luồng vào cảng và vùng nước cảng
- Điều 61. Nội dung, trình tự, thủ tục công bố mở, đóng cảng cá
- Điều 62. Tổ chức Kiểm ngư
- Điều 63. Chế độ, chính sách đối với Kiểm ngư
- Điều 64. Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động Kiểm ngư
- Điều 65. Nội dung chi hoạt động Kiểm ngư
- Điều 66. Chế biến loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 67. Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 68. Nhập nội từ biển loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 69. Cấp phép xuất khẩu loài thủy sản
- Điều 70. Kiểm soát hoạt động nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định