Điều 5 Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
Điều 5. Ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam
1. Ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% và không có hàng hóa nào có chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên được xác định như sau:
a) Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;
b) Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá, hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;
c) Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, hàng hóa thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng điểm ưu đãi vào điểm tổng hợp theo công thức sau đây:
Điểm ưu đãi = 7,5% x (giá hàng hóa ưu đãi/giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trừ giá trị giảm giá (nếu có)) x điểm tổng hợp
Trong đó: Giá hàng hóa ưu đãi là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi;
d) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này, nhà thầu chào hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% mà cơ sở sản xuất có từ 50% lao động là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên và đến thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực thì được hưởng hệ số ưu đãi 10% thay cho hệ số ưu đãi 7,5%.
2. Ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên được xác định như sau:
a) Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 10% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% phải cộng thêm một khoản tiền bằng 2,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% mà cơ sở sản xuất có từ 50% lao động là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên và đến thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực thì không phải cộng thêm tiền vào giá dự thầu của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;
b) Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá, hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 10% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% phải cộng thêm một khoản tiền bằng 2,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% mà cơ sở sản xuất có từ 50% lao động là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên và đến thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực thì không phải cộng thêm tiền vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;
c) Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, hàng hóa thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên được cộng điểm ưu đãi vào điểm tổng hợp theo công thức sau đây:
Điểm ưu đãi = 10% x (giá hàng hóa ưu đãi/giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trừ giá trị giảm giá (nếu có)) x điểm tổng hợp
Trong đó: Giá hàng hóa ưu đãi là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên.
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% thì áp dụng công thức quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% mà cơ sở sản xuất có từ 50% lao động là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên và đến thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực thì hệ số ưu đãi là 10%;
d) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này, nhà thầu chào hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên mà cơ sở sản xuất có từ 50% lao động là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên, đến thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực thì được hưởng hệ số ưu đãi 12% thay cho hệ số ưu đãi 10%.
3. Sản phẩm đổi mới sáng tạo là hàng hóa có xuất xứ Việt Nam được hưởng ưu đãi như sau:
a) Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 15% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên phải cộng thêm một khoản tiền bằng 5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;
b) Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá, hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 15% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên phải cộng thêm một khoản tiền bằng 5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;
c) Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, sản phẩm đổi mới sáng tạo xuất xứ Việt Nam được cộng điểm ưu đãi vào điểm tổng hợp theo công thức sau đây:
Điểm ưu đãi = 15% x (giá hàng hóa ưu đãi/giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trừ giá trị giảm giá (nếu có)) x điểm tổng hợp
Trong đó: Giá hàng hóa ưu đãi là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa là sản phẩm đổi mới sáng tạo xuất xứ Việt Nam;
Đối với các hàng hóa không phải là sản phẩm đổi mới sáng tạo xuất xứ Việt Nam, trường hợp nhà thầu chào hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% thì khi tính ưu đãi, hệ số 15% được thay bằng 7,5%; hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên thì khi tính ưu đãi, hệ số 15% được thay bằng 10%.
4. Sản phẩm đổi mới sáng tạo xuất xứ Việt Nam được hưởng ưu đãi theo quy định tại khoản 3 Điều này khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Sản phẩm thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển hoặc danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Sản phẩm hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ của doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
c) Sản phẩm được tạo ra trên cơ sở sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng của chính nhà thầu được cấp văn bằng bảo hộ trong thời hạn không quá 05 năm kể từ ngày được cấp hoặc chương trình máy tính của chính nhà thầu trong thời hạn không quá 05 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả;
d) Sản phẩm chip bán dẫn;
đ) Sản phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về giải thưởng khoa học và công nghệ;
e) Sản phẩm mới tạo ra từ kết quả nghiên cứu và phát triển tại một trong các cơ sở của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia;
g) Sản phẩm mới tạo ra từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Sản phẩm đổi mới sáng tạo quy định tại khoản này được hưởng ưu đãi trong thời hạn 06 năm kể từ lần đầu được sản xuất và đủ điều kiện để đưa ra thị trường.
5. Hàng hóa lưu thông trong nước có xuất xứ Việt Nam (hàng hóa sản xuất tại Việt Nam) được hưởng ưu đãi như sau:
a) Đối với sản phẩm phần mềm công nghệ thông tin:
Tiêu chí xác định sản phẩm phần mềm công nghệ thông tin sản xuất trong nước được hưởng ưu đãi thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, không yêu cầu về hàm lượng chi phí sản xuất trong nước theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Đối với các hàng hóa khác ngoài quy định tại điểm a khoản này:
Việc xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam có thể áp dụng công thức trực tiếp hoặc công thức gián tiếp sau:
Công thức trực tiếp: D (%) = G*/G x 100%
Công thức gián tiếp: D (%) = (G - C)/G x 100%
Trong đó:
G*: Là chi phí sản xuất trong nước;
G: Là giá chào của hàng hóa trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trừ đi giá trị thuế; đối với nhà thầu là nhà sản xuất thì G là giá xuất xưởng (giá EXW) của hàng hóa;
C: Là giá trị của các chi phí nhập ngoại, không bao gồm thuế, phí liên quan đến nhập khẩu;
D: Là tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của hàng hóa. D ≥ 30% thì hàng hóa đó được hưởng ưu đãi theo quy định tại Điều này và các Điều 6, 7, 8, 9, 10 của Nghị định này.
Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
- Số hiệu: 24/2024/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 27/02/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Hồng Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/02/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
- Điều 4. Nguyên tắc ưu đãi
- Điều 5. Ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam
- Điều 6. Ưu đãi đối với đấu thầu quốc tế
- Điều 7. Ưu đãi đối với đấu thầu trong nước
- Điều 8. Ưu đãi đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước
- Điều 9. Ưu đãi đối với nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam
- Điều 10. Ưu đãi đối với sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận nhãn sinh thái, nhãn năng lượng và tương đương
- Điều 11. Đấu thầu bền vững
- Điều 12. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu
- Điều 13. Nội dung chi cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu
- Điều 14. Lập, trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án
- Điều 15. Nội dung kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án
- Điều 16. Giá gói thầu và thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Điều 17. Cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà thầu, chất lượng hàng hóa đã được sử dụng
- Điều 18. Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu, chất lượng hàng hóa đã được sử dụng
- Điều 19. Điều kiện năng lực, kinh nghiệm đối với tổ chuyên gia, tổ thẩm định
- Điều 20. Công khai thông tin về lựa chọn nhà thầu
- Điều 21. Đăng ký và quản lý tài khoản trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
- Điều 22. Quy trình chi tiết
- Điều 23. Lựa chọn danh sách ngắn
- Điều 24. Lập hồ sơ mời thầu
- Điều 25. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu
- Điều 26. Tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Điều 27. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 28. Làm rõ hồ sơ dự thầu
- Điều 29. Sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch
- Điều 30. Kiểm tra và đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 31. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
- Điều 32. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng
- Điều 33. Quản lý thực hiện hợp đồng
- Điều 34. Quy trình chi tiết
- Điều 35. Lập hồ sơ mời thầu
- Điều 36. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp
- Điều 37. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu
- Điều 38. Tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Điều 39. Nguyên tắc đánh giá, làm rõ hồ sơ dự thầu, sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch
- Điều 40. Kiểm tra và đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật
- Điều 41. Mở hồ sơ đề xuất về tài chính
- Điều 42. Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính
- Điều 43. Thương thảo hợp đồng
- Điều 44. Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng
- Điều 45. Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn một
- Điều 46. Tổ chức đấu thầu giai đoạn một
- Điều 47. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, trình, phê duyệt, công khai danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn một
- Điều 48. Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn hai
- Điều 49. Đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn hai
- Điều 50. Thương thảo hợp đồng, trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng
- Điều 51. Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn một
- Điều 52. Tổ chức đấu thầu giai đoạn một
- Điều 53. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, trình, thẩm định, phê duyệt, công khai danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn một
- Điều 54. Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn hai
- Điều 55. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật giai đoạn hai
- Điều 56. Trình, thẩm định, phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật giai đoạn hai
- Điều 57. Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính giai đoạn hai
- Điều 58. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng
- Điều 59. Quy trình chi tiết
- Điều 60. Lựa chọn danh sách ngắn
- Điều 61. Lập hồ sơ mời thầu
- Điều 62. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu
- Điều 63. Tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Điều 64. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 65. Làm rõ hồ sơ dự thầu
- Điều 66. Sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch
- Điều 67. Kiểm tra và đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật
- Điều 68. Mở, kiểm tra và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính
- Điều 69. Thương thảo hợp đồng
- Điều 70. Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng
- Điều 71. Lựa chọn tư vấn cá nhân
- Điều 72. Lập, trình và phê duyệt điều khoản tham chiếu theo quy trình thông thường
- Điều 73. Đăng tải thông báo mời thầu và đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của tư vấn cá nhân; phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết hợp đồng; đăng tải kết quả lựa chọn tư vấn cá nhân theo quy trình thông thường
- Điều 74. Lập, trình và phê duyệt điều khoản tham chiếu, danh sách tư vấn cá nhân theo quy trình rút gọn
- Điều 75. Gửi thư mời và đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của tư vấn cá nhân; phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết hợp đồng; đăng tải kết quả lựa chọn tư vấn cá nhân theo quy trình rút gọn
- Điều 76. Quy trình chỉ định thầu thông thường áp dụng trong trường hợp chỉ có một nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu
- Điều 77. Quy trình chỉ định thầu thông thường áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư gửi hồ sơ yêu cầu cho nhiều hơn một nhà thầu
- Điều 78. Quy trình chỉ định thầu rút gọn
- Điều 79. Quy trình chào hàng cạnh tranh
- Điều 80. Quy trình mua sắm trực tiếp
- Điều 81. Quy trình tự thực hiện
- Điều 82. Hồ sơ, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và i khoản 1 Điều 29 của Luật Đấu thầu
- Điều 83. Hồ sơ, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đối với trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 29 của Luật Đấu thầu
- Điều 84. Tư cách hợp lệ của cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, nhóm thợ tại địa phương
- Điều 85. Quy trình lựa chọn nhà thầu là cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, nhóm thợ tại địa phương
- Điều 86. Tạm ứng, thanh toán và giám sát, nghiệm thu gói thầu
- Điều 87. Nguyên tắc mua sắm tập trung
- Điều 88. Trách nhiệm trong mua sắm tập trung
- Điều 89. Quy trình mua sắm tập trung áp dụng đấu thầu rộng rãi
- Điều 90. Nội dung thỏa thuận khung
- Điều 93. Lựa chọn nhà thầu theo số lượng dịch vụ kỹ thuật
- Điều 94. Mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế
- Điều 95. Thanh toán chi phí mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân
- Điều 96. Kết nối Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia với các hệ thống khác
- Điều 97. Quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng
- Điều 98. Điều kiện áp dụng chào giá trực tuyến
- Điều 99. Nguyên tắc chào giá trực tuyến
- Điều 100. Quy trình chào giá trực tuyến thông thường
- Điều 101. Quy trình chào giá trực tuyến rút gọn
- Điều 102. Hình thức mua sắm trực tuyến
- Điều 103. Quy trình mua sắm trực tuyến
- Điều 104. Thông tin hàng hóa, dịch vụ được mua sắm trực tuyến
- Điều 105. Hợp đồng đối với nhà thầu được lựa chọn
- Điều 106. Sửa đổi hợp đồng
- Điều 107. Điều chỉnh giá hợp đồng do lạm phát, giảm phát
- Điều 108. Quản lý chất lượng hàng hóa, dịch vụ
- Điều 109. Đồng tiền và hình thức thanh toán hợp đồng
- Điều 110. Tạm ứng hợp đồng
- Điều 111. Thanh toán hợp đồng
- Điều 112. Nguyên tắc thanh toán đối với các loại hợp đồng
- Điều 113. Thanh lý hợp đồng
- Điều 114. Trách nhiệm kiểm tra hoạt động đấu thầu
- Điều 115. Trách nhiệm của đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra
- Điều 116. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thuộc đơn vị được kiểm tra và tổ chức, cá nhân có liên quan
- Điều 117. Nguyên tắc tổ chức kiểm tra
- Điều 118. Hình thức kiểm tra
- Điều 119. Phương thức kiểm tra
- Điều 120. Thời gian và kinh phí kiểm tra hoạt động đấu thầu
- Điều 121. Quy trình kiểm tra theo phương thức kiểm tra trực tiếp
- Điều 122. Quy trình kiểm tra theo phương thức báo cáo bằng văn bản
- Điều 123. Giám sát hoạt động đấu thầu của người có thẩm quyền
- Điều 124. Giám sát thường xuyên hoạt động đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thuộc bộ, ngành, địa phương
- Điều 126. Trách nhiệm của đơn vị thẩm định
- Điều 127. Thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu
- Điều 128. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Điều 129. Thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
- Điều 130. Thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà thầu