Điều 42 Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
Điều 42. Ưu đãi về huy động vốn đầu tư
1. Ưu đãi từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, quỹ bảo vệ môi trường địa phương và các tổ chức tín dụng khác:
a) Chủ đầu tư dự án thực hiện hoạt động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Phụ lục III Nghị định này nếu áp dụng công nghệ xử lý có tỷ lệ chất thải phải chôn lấp sau xử lý dưới 30% trên tổng lượng chất thải rắn thu gom thì được vay vốn với lãi suất ưu đãi tối đa không quá 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền công bố tại thời điểm cho vay, tổng mức vay vốn không quá 80% tổng mức đầu tư xây dựng công trình; được ưu tiên hỗ trợ sau đầu tư hoặc bảo lãnh vay vốn;
b) Chủ đầu tư dự án thực hiện các hoạt động quy định tại Phụ lục III Nghị định này mà không thuộc Điểm a Khoản 1 Điều này được vay vốn với lãi suất ưu đãi tối đa không quá 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền công bố tại thời điểm cho vay, tổng mức vay vốn không quá 70% tổng mức đầu tư xây dựng công trình; được ưu tiên hỗ trợ sau đầu tư hoặc bảo lãnh vay vốn.
2. Ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam:
Chủ đầu tư dự án thực hiện các hoạt động quy định tại Phụ lục III Nghị định này được hưởng ưu đãi về tín dụng đầu tư như các dự án thuộc danh mục vay vốn tín dụng đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Chủ đầu tư dự án thực hiện hoạt động được quy định tại Phụ lục III Nghị định này, trừ hoạt động quy định tại Khoản 3 và Khoản 8 Phụ lục III Nghị định này, nếu là dự án được quy định trong các kế hoạch, chiến lược được Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội ban hành và thuộc các lĩnh vực quy định tại Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn thi hành thì được ưu tiên xem xét, sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết thực hiện quy định tại Khoản 4 Điều này.
Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- Số hiệu: 19/2015/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/02/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 299 đến số 300
- Ngày hiệu lực: 01/04/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Quy định chung về cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản
- Điều 5. Đối tượng lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung
- Điều 6. Thời điểm lập, trình thẩm định, nội dung phương án và phương án bổ sung
- Điều 7. Tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án, phương án bổ sung
- Điều 8. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản
- Điều 9. Xác nhận hoàn thành phương án, phương án bổ sung
- Điều 10. Trách nhiệm các cơ quan quản lý và các đơn vị
- Điều 11. Xác định, thống kê, đánh giá và kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất
- Điều 12. Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Điều 13. Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất đối với khu vực bị ô nhiễm hóa chất độc hại sử dụng trong chiến tranh, hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và các chất độc hại khác
- Điều 14. Trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường đất của các cơ quan
- Điều 15. Quy định chung về bảo vệ môi trường làng nghề
- Điều 16. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất tại làng nghề
- Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 21. Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề, cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển
- Điều 22. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
- Điều 23. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với tàu biển nhập khẩu để phá dỡ
- Điều 24. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
- Điều 25. Đối tượng phải thực hiện xác nhận hệ thống quản lý môi trường
- Điều 26. Thời điểm thực hiện việc xác nhận hệ thống quản lý môi trường
- Điều 27. Nội dung hệ thống quản lý môi trường
- Điều 28. Xác nhận hệ thống quản lý môi trường
- Điều 29. Thẩm quyền xác nhận hệ thống quản lý môi trường
- Điều 30. Thay đổi, xác nhận lại hệ thống quản lý môi trường
- Điều 31. Tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
- Điều 32. Đối tượng bảo hiểm
- Điều 33. Nguyên tắc và căn cứ xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
- Điều 34. Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường
- Điều 35. Trình tự, thủ tục quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
- Điều 36. Công khai danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường
- Điều 39. Hỗ trợ về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng
- Điều 40. Ưu đãi về tiền thuê đất, hỗ trợ về giải phóng mặt bằng và bồi thường
- Điều 41. Ưu đãi tài chính về đất đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di dời
- Điều 42. Ưu đãi về huy động vốn đầu tư
- Điều 43. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
- Điều 44. Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Điều 45. Ưu đãi thuế giá trị gia tăng
- Điều 50. Đại diện cộng đồng dân cư
- Điều 51. Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng dân cư
- Điều 52. Tham vấn và giám sát của cộng đồng dân cư về môi trường
- Điều 53. Đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Điều 54. Xây dựng, thực hiện mô hình bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng dân cư