Điều 14 Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
Điều 14. Trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường đất của các cơ quan
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Xây dựng quy định, hướng dẫn đánh giá khả năng tiếp nhận của môi trường đất theo mục đích sử dụng;
b) Ban hành hướng dẫn xác định, thống kê, đánh giá, khoanh vùng và kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất; cung cấp thông tin về chất lượng môi trường đất; xác nhận chất lượng đất các khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở, đất thương mại quy định tại
c) Xây dựng, cập nhật hệ thống thông tin quốc gia về các khu vực ô nhiễm đất và kiểm soát ô nhiễm môi trường đất;
d) Tổng hợp và công bố chất lượng môi trường đất và các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất trên phạm vi toàn quốc;
đ) Hướng dẫn phương thức công bố thông tin về chất lượng môi trường đất.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, thống kê thông tin về chất lượng môi trường đất đối với đất quốc phòng, an ninh và gửi báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp; tổ chức thực hiện xử lý các khu vực đất ô nhiễm được giao quản lý.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Tổ chức điều tra, đánh giá và công khai thông tin về các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn; quan trắc chất lượng môi trường đất các khu vực công cộng;
b) Công bố thông tin về chất lượng môi trường đất (bản đồ, báo cáo đánh giá chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất) theo quy định của pháp luật về đất đai; cập nhật thông tin về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn vào hệ thống thông tin quốc gia về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất;
c) Ban hành cảnh báo đối với các khu vực có chất lượng đất không phù hợp với mục đích sử dụng; theo dõi, giám sát việc lập, tổ chức thực hiện kế hoạch xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường đất để phù hợp với mục đích sử dụng của chủ sử dụng đất hoặc người gây ô nhiễm thuộc Danh mục quy định tại
d) Tổ chức thực hiện xử lý các khu vực đất ô nhiễm trên địa bàn.
Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- Số hiệu: 19/2015/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/02/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 299 đến số 300
- Ngày hiệu lực: 01/04/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Quy định chung về cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản
- Điều 5. Đối tượng lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung
- Điều 6. Thời điểm lập, trình thẩm định, nội dung phương án và phương án bổ sung
- Điều 7. Tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án, phương án bổ sung
- Điều 8. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản
- Điều 9. Xác nhận hoàn thành phương án, phương án bổ sung
- Điều 10. Trách nhiệm các cơ quan quản lý và các đơn vị
- Điều 11. Xác định, thống kê, đánh giá và kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất
- Điều 12. Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Điều 13. Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất đối với khu vực bị ô nhiễm hóa chất độc hại sử dụng trong chiến tranh, hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và các chất độc hại khác
- Điều 14. Trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường đất của các cơ quan
- Điều 15. Quy định chung về bảo vệ môi trường làng nghề
- Điều 16. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất tại làng nghề
- Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 21. Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề, cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển
- Điều 22. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
- Điều 23. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với tàu biển nhập khẩu để phá dỡ
- Điều 24. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
- Điều 25. Đối tượng phải thực hiện xác nhận hệ thống quản lý môi trường
- Điều 26. Thời điểm thực hiện việc xác nhận hệ thống quản lý môi trường
- Điều 27. Nội dung hệ thống quản lý môi trường
- Điều 28. Xác nhận hệ thống quản lý môi trường
- Điều 29. Thẩm quyền xác nhận hệ thống quản lý môi trường
- Điều 30. Thay đổi, xác nhận lại hệ thống quản lý môi trường
- Điều 31. Tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
- Điều 32. Đối tượng bảo hiểm
- Điều 33. Nguyên tắc và căn cứ xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
- Điều 34. Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường
- Điều 35. Trình tự, thủ tục quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
- Điều 36. Công khai danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường
- Điều 39. Hỗ trợ về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng
- Điều 40. Ưu đãi về tiền thuê đất, hỗ trợ về giải phóng mặt bằng và bồi thường
- Điều 41. Ưu đãi tài chính về đất đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di dời
- Điều 42. Ưu đãi về huy động vốn đầu tư
- Điều 43. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
- Điều 44. Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Điều 45. Ưu đãi thuế giá trị gia tăng
- Điều 50. Đại diện cộng đồng dân cư
- Điều 51. Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng dân cư
- Điều 52. Tham vấn và giám sát của cộng đồng dân cư về môi trường
- Điều 53. Đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Điều 54. Xây dựng, thực hiện mô hình bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng dân cư