Điều 27 Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
Điều 27. Nội dung hệ thống quản lý môi trường
1. Nội dung hệ thống quản lý môi trường:
a) Kế hoạch hoặc quy trình vận hành các cơ sở sản xuất phù hợp với các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Cam kết sử dụng các quy trình, thiết bị sản xuất hiệu quả để tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu thô, giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
c) Thiết lập và duy trì quy trình theo dõi liên tục các tác động môi trường của hoạt động sản xuất; mục tiêu và chỉ tiêu về môi trường đối với hoạt động bảo vệ môi trường và đánh giá hiệu quả của chúng;
d) Xác định, thực hiện và duy trì vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của lãnh đạo và nhân viên cơ sở về bảo vệ môi trường; bố trí cán bộ phụ trách quản lý môi trường; cung cấp nguồn lực cần thiết để thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở;
đ) Chương trình nâng cao nhận thức cho người lao động, công nhân viên về tác động của hoạt động sản xuất tại cơ sở đối với môi trường và các biện pháp để giảm thiểu các tác động đó (ít nhất một năm một lần);
e) Chính sách ưu tiên cho các nhà cung cấp và các nhà thầu được công nhận là cơ sở thân thiện với môi trường hoặc có sản phẩm được dán nhãn sinh thái;
g) Kế hoạch công bố báo cáo môi trường hằng năm; kế hoạch thông tin cho khách hàng và cộng đồng xung quanh các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường.
2. Hệ thống quản lý môi trường phải được điều chỉnh kịp thời với những thay đổi trong quá trình hoạt động của cơ sở.
Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- Số hiệu: 19/2015/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/02/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 299 đến số 300
- Ngày hiệu lực: 01/04/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Quy định chung về cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản
- Điều 5. Đối tượng lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung
- Điều 6. Thời điểm lập, trình thẩm định, nội dung phương án và phương án bổ sung
- Điều 7. Tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án, phương án bổ sung
- Điều 8. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản
- Điều 9. Xác nhận hoàn thành phương án, phương án bổ sung
- Điều 10. Trách nhiệm các cơ quan quản lý và các đơn vị
- Điều 11. Xác định, thống kê, đánh giá và kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất
- Điều 12. Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Điều 13. Kiểm soát ô nhiễm môi trường đất đối với khu vực bị ô nhiễm hóa chất độc hại sử dụng trong chiến tranh, hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và các chất độc hại khác
- Điều 14. Trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường đất của các cơ quan
- Điều 15. Quy định chung về bảo vệ môi trường làng nghề
- Điều 16. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất tại làng nghề
- Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 21. Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề, cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển
- Điều 22. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
- Điều 23. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với tàu biển nhập khẩu để phá dỡ
- Điều 24. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
- Điều 25. Đối tượng phải thực hiện xác nhận hệ thống quản lý môi trường
- Điều 26. Thời điểm thực hiện việc xác nhận hệ thống quản lý môi trường
- Điều 27. Nội dung hệ thống quản lý môi trường
- Điều 28. Xác nhận hệ thống quản lý môi trường
- Điều 29. Thẩm quyền xác nhận hệ thống quản lý môi trường
- Điều 30. Thay đổi, xác nhận lại hệ thống quản lý môi trường
- Điều 31. Tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
- Điều 32. Đối tượng bảo hiểm
- Điều 33. Nguyên tắc và căn cứ xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
- Điều 34. Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường
- Điều 35. Trình tự, thủ tục quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
- Điều 36. Công khai danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường
- Điều 39. Hỗ trợ về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng
- Điều 40. Ưu đãi về tiền thuê đất, hỗ trợ về giải phóng mặt bằng và bồi thường
- Điều 41. Ưu đãi tài chính về đất đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di dời
- Điều 42. Ưu đãi về huy động vốn đầu tư
- Điều 43. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
- Điều 44. Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Điều 45. Ưu đãi thuế giá trị gia tăng
- Điều 50. Đại diện cộng đồng dân cư
- Điều 51. Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng dân cư
- Điều 52. Tham vấn và giám sát của cộng đồng dân cư về môi trường
- Điều 53. Đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Điều 54. Xây dựng, thực hiện mô hình bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng dân cư