Điều 3 Nghị định 19/2001/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
1. Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ khi có các hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 1.
3. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh; mọi hậu quả do hành vi vi phạm hành chính về an toàn và kiểm soát bức xạ gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về an toàn và kiểm soát bức xạ gây thiệt hại về vật chất, sức khoẻ con người phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Một hành vi vi phạm hành chính về an toàn và kiểm soát bức xạ chỉ bị xử phạt 1 lần.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về an toàn và kiểm soát bức xạ thì bị xử phạt từng hành vi vi phạm.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính về an toàn và kiểm soát bức xạ thì mọi người vi phạm đều bị xử phạt.
5. Việc xử phạt vi phạm hành chính về an toàn và kiểm soát bức xạ phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức xử phạt và các biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của Nghị định này.
Không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc các hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
6. Trong trường hợp xử phạt bằng tiền, mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm quy định của Nghị định này là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó. Trường hợp hành vi vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt cụ thể thấp hơn mức trung bình, nhưng không được thấp hơn mức thấp nhất của khung tiền phạt. Trường hợp hành vi vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt cụ thể cao hơn mức trung bình, nhưng không được cao hơn mức cao nhất của khung tiền phạt.
7. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được áp dụng theo Điều 7 và Điều 8 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định 19/2001/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ
- Số hiệu: 19/2001/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 11/05/2001
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 22
- Ngày hiệu lực: 26/05/2001
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 4. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về khai báo
- Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký
- Điều 8. Hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, nhập khẩu chất thải phóng xạ
- Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về lưu giữ, mua bán thiết bị bức xạ
- Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về vận chuyển nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ
- Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về giấy phép sử dụng do cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ cấp
- Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về nâng cấp, mở rộng cơ sở bức xạ
- Điều 13. Hành vi làm công việc bức xạ đặc biệt mà không có giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ cấp
- Điều 14. Hành vi vi phạm quy định làm dịch vụ an toàn bức xạ
- Điều 15. Hành vi vi phạm điều kiện được quy định trong giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ cấp
- Điều 16. Hành vi sử dụng giấy phép quá thời hạn
- Điều 17. Hành vi vi phạm quy định về giải thể cơ sở bức xạ
- Điều 18. Hành vi vi phạm quy định về xử lý và quản lý chất thải phóng xạ
- Điều 19. Hành vi vi phạm quy định về địa điểm cơ sở bức xạ
- Điều 20. Hành vi vi phạm quy định về kích thước phòng để tiến hành công việc bức xạ
- Điều 21. Hành vi vi phạm quy định bảo vệ che chắn
- Điều 22. Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường
- Điều 23. Hành vi vi phạm các quy định cụ thể của Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát Bức xạ và Nghị định số 50/1998/NĐ-CP
- Điều 24. Thẩm quyền xử phạt của ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 25. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ
- Điều 26. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an, cơ quan Hải quan, cơ quan Quản lý thị trường, Thanh tra Y tế, Thanh tra Lao động, Thanh tra Môi trường và Thanh tra chuyên ngành khác
- Điều 27. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ trong việc xử lý vi phạm hành chính
- Điều 28. Thủ tục xử phạt
- Điều 29. Thủ tục phạt tiền
- Điều 30. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép
- Điều 31. Thủ tục tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Điều 32. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Điều 33. Thủ tục xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
- Điều 34. Thi hành quyết định xử phạt