Chương 4 Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức
QUYỀN LỢI, TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC VÀ KINH PHÍ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
Điều 19. Trường hợp công chức được cử đi đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học
1. Cơ quan, đơn vị được tổ chức, sắp xếp lại.
2. Công chức đã được bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ lãnh đạo mà chưa đáp ứng tiêu chuẩn trình độ đào tạo theo quy định.
Điều 20. Điều kiện để công chức được cử đi đào tạo sau đại học
1. Có thời gian công tác từ đủ 5 năm trở lên.
2. Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
3. Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo.
4. Có cam kết tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 03 lần thời gian đào tạo.
5. Có ít nhất 03 năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Điều 21. Quyền lợi của công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
1. Công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước:
a) Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định;
b) Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;
c) Được hưởng nguyên lương, phụ cấp trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng;
d) Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng.
2. Công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được hưởng quyền lợi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Trách nhiệm thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng
2. Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tham gia khóa học.
Điều 23. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức bao gồm: ngân sách nhà nước, kinh phí của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cử công chức, của công chức và tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Điều 24. Đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng
Công chức đang tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng mà tự ý bỏ học, thôi việc hoặc đã học xong nhưng chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết mà tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng.
Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể Điều này.
Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức
- Số hiệu: 18/2010/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/03/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 127 đến số 128
- Ngày hiệu lực: 01/05/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng công chức
- Điều 3. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 4. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 5. Giải thích từ ngữ
- Điều 6. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 7. Các loại chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và thời gian thực hiện
- Điều 8. Yêu cầu đối với việc biên soạn chương trình, tài liệu
- Điều 9. Quản lý chương trình đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 10. Tổ chức biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 11. Tổ chức thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 12. Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng công chức
- Điều 13. Phân công tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 14. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 15. Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 16. Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 19. Trường hợp công chức được cử đi đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học
- Điều 20. Điều kiện để công chức được cử đi đào tạo sau đại học
- Điều 21. Quyền lợi của công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 22. Trách nhiệm thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 23. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 24. Đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 25. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ
- Điều 26. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 27. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính
- Điều 28. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 29. Trách nhiệm của đơn vị sử dụng công chức