Chương 3 Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức
TỔ CHỨC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ GIẢNG VIÊN
Điều 13. Phân công tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
1. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh có nhiệm vụ:
a) Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương;
b) Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, cấp sở, cấp vụ và tương đương trở lên;
c) Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác do cấp có thẩm quyền giao;
d) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp sư phạm cho giảng viên Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ:
a) Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cán sự, ngạch chuyên viên, ngạch chuyên viên chính và tương đương;
b) Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương;
c) Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh công chức cấp xã và các đối tượng khác do cấp có thẩm quyền giao.
3. Các Học viện, Trường, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ:
a) Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cán sự, ngạch chuyên viên, ngạch chuyên viên chính và tương đương;
b) Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương;
c) Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh công chức cấp xã theo chuyên môn nghiệp vụ và các đối tượng khác do cấp có thẩm quyền giao.
Điều 14. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo, bồi dưỡng bằng phương pháp tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên.
Điều 15. Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
1. Tập trung.
2. Bán tập trung.
3. Vừa làm vừa học.
4. Từ xa.
Điều 16. Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
1. Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhằm cung cấp thông tin về mức độ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức sau khi đào tạo, bồi dưỡng.
2. Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng phải bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan, trung thực.
3. Nội dung đánh giá:
a) Mức độ phù hợp giữa nội dung chương trình với yêu cầu tiêu chuẩn ngạch, chức vụ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu vị trí việc làm;
b) Năng lực của giảng viên và sự phù hợp của phương pháp đào tạo, bồi dưỡng với nội dung chương trình và người học;
c) Năng lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;
d) Mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng của công chức và thực tế áp dụng vào việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
4. Việc đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng do cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện hoặc thuê cơ quan đánh giá độc lập.
Điều 17. Giảng viên đào tạo, bồi dưỡng
1. Giảng viên trong nước: giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, giảng viên kiêm nhiệm, người được mời thỉnh giảng.
2. Giảng viên nước ngoài.
Điều 18. Chính sách đối với giảng viên
1. Chế độ, chính sách đối với giảng viên Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh do cấp có thẩm quyền quy định.
2. Giảng viên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được hưởng chế độ, chính sách như giảng viên đại học.
3. Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với giảng viên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giảng viên nước ngoài.
Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức
- Số hiệu: 18/2010/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/03/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 127 đến số 128
- Ngày hiệu lực: 01/05/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng công chức
- Điều 3. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 4. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 5. Giải thích từ ngữ
- Điều 6. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 7. Các loại chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và thời gian thực hiện
- Điều 8. Yêu cầu đối với việc biên soạn chương trình, tài liệu
- Điều 9. Quản lý chương trình đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 10. Tổ chức biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 11. Tổ chức thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 12. Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng công chức
- Điều 13. Phân công tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 14. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 15. Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 16. Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 19. Trường hợp công chức được cử đi đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học
- Điều 20. Điều kiện để công chức được cử đi đào tạo sau đại học
- Điều 21. Quyền lợi của công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 22. Trách nhiệm thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 23. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 24. Đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 25. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ
- Điều 26. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 27. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính
- Điều 28. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 29. Trách nhiệm của đơn vị sử dụng công chức