Chương 1 Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về chế độ, nội dung, chương trình, tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức.
2. Nghị định này áp dụng đối với công chức quy định tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức và công chức cấp xã quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Điều 2. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng công chức
1. Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
2. Góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại.
Điều 3. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng
1. Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
2. Bảo đảm tính tự chủ của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.
3. Kết hợp cơ chế phân cấp và cơ chế cạnh tranh trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.
4. Đề cao vai trò tự học và quyền của công chức trong việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm.
5. Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.
Điều 4. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng
1. Hướng dẫn tập sự đối với công chức trong thời gian tập sự.
2. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức.
3. Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý.
4. Bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu kiến thức, kỹ năng chuyên ngành hàng năm (thời gian thực hiện là 01 tuần/01 năm; một tuần được tính bằng 05 ngày học, một ngày học 08 tiết).
Thời gian tham gia các khóa bồi dưỡng khác nhau được cộng dồn.
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học.
2. Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc.
3. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch là trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động theo chương trình quy định cho ngạch công chức.
4. Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý là trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc theo chương trình quy định cho từng chức vụ lãnh đạo, quản lý.
5. Bồi dưỡng theo vị trí việc làm là trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công việc được giao.
Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức
- Số hiệu: 18/2010/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/03/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 127 đến số 128
- Ngày hiệu lực: 01/05/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng công chức
- Điều 3. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 4. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 5. Giải thích từ ngữ
- Điều 6. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 7. Các loại chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và thời gian thực hiện
- Điều 8. Yêu cầu đối với việc biên soạn chương trình, tài liệu
- Điều 9. Quản lý chương trình đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 10. Tổ chức biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 11. Tổ chức thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 12. Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng công chức
- Điều 13. Phân công tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 14. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 15. Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 16. Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 19. Trường hợp công chức được cử đi đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học
- Điều 20. Điều kiện để công chức được cử đi đào tạo sau đại học
- Điều 21. Quyền lợi của công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 22. Trách nhiệm thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 23. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 24. Đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 25. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ
- Điều 26. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 27. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính
- Điều 28. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 29. Trách nhiệm của đơn vị sử dụng công chức