Điều 8 Nghị định 178/1999/NĐ-CP về việc bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng
Điều 8. Xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay
2. Đối với tài sản bảo đảm tiền vay không phải là quyền sử dụng đất, thì việc xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay do các bên thoả thuận, hoặc thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm xác định, có tham khảo đến các loại giá như giá quy định của nhà nước (nếu có), giá mua, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán và các yếu tố khác về giá.
a) Đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất ở; đất chuyên dùng; đất mà tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác hoặc được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất hoặc tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó không do ngân sách Nhà nước cấp; đất mà hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác hoặc được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp được xác định theo giá đất của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành áp dụng tại thời điểm thế chấp;
b) Đất được Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê; đất được Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê mà tiền thuê đất đó không do ngân sách Nhà nước cấp; đất được Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời gian thuê đất đã trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm; đất được Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời gian thuê đất đã trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm và tiền thuê đất đó không do ngân sách Nhà nước cấp, thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp gồm tiền đền bù thiệt hại khi được Nhà nước cho thuê đất (nếu có) và tiền thuê đất đã trả cho Nhà nước sau khi trừ đi tiền thuê đất đã trả cho thời gian đã sử dụng;
c) Đất được Nhà nước cho tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê, khi thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc sở hữu của mình đã đầu tư xây dựng trên đất đó, thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp được xác định theo số tiền thuê đất đã trả cho Nhà nước sau khi trừ tiền thuê đất đã trả cho thời gian đã sử dụng;
đ) Trường hợp thế chấp giá trị quyền sử dụng đất mà người thuê đất được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật, thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp được tính theo giá trị thuê đất trước khi được miễn, giảm.
5. Giá trị tài sản cầm cố, thế chấp được xác định bao gồm cả hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản đó nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Trong trường hợp tài sản thế chấp là toàn bộ bất động sản có vật phụ, thì giá trị của vật phụ cũng thuộc giá trị tài sản thế chấp; nếu chỉ thế chấp một phần bất động sản có vật phụ, thì giá trị vật phụ chỉ thuộc giá trị tài sản thế chấp khi các bên có thoả thuận.
Nghị định 178/1999/NĐ-CP về việc bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng
- Số hiệu: 178/1999/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 29/12/1999
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 4
- Ngày hiệu lực: 13/01/2000
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Biện pháp bảo đảm tiền vay
- Điều 4. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay
- Điều 5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
- Điều 6. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
- Điều 7. Điều kiện, thủ tục thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
- Điều 8. Xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay
- Điều 9. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
- Điều 10. Mức cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay
- Điều 11. Phạm vi bảo đảm tiền vay của tài sản
- Điều 12. Việc giữ tài sản và giấy tờ của tài sản cầm cố, thế chấp
- Điều 13. Thực hiện nghĩa vụ bảo đảm bằng tài sản trong trường hợp khách hàng vay, bên bảo lãnh là doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá
- Điều 14. Trường hợp áp dụng
- Điều 15. Điều kiện đối với khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay
- Điều 16. Hình thức, nội dung, thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay
- Điều 17. Quyền, nghĩa vụ của khách hàng vay khi vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
- Điều 18. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng nhận bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
- Điều 19. Trường hợp áp dụng
- Điều 20. Điều kiện đối với khách hàng vay không có bảo đảm bằng tài sản
- Điều 21. Hạn chế cho vay không có bảo đảm bằng tài sản
- Điều 22. Cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ
- Điều 23. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng nhà nước được cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ
- Điều 24. Trách nhiệm của khách hàng vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ
- Điều 25. Xử lý tổn thất các khoản cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ
- Điều 26. Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội
- Điều 27. Hình thức bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội
- Điều 28. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội
- Điều 29. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội bảo lãnh bằng tín chấp
- Điều 30. Nghĩa vụ của cá nhân, hộ gia đình nghèo được bảo lãnh vay vốn
- Điều 31. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ
- Điều 32. Các trường hợp tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ
- Điều 33. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay
- Điều 34. Thực hiện xử lý tài sản bảo đảm tiền vay
- Điều 35. Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng