Chương 3 Nghị định 178/1999/NĐ-CP về việc bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng
BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ VỐN VAY
Việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay được áp dụng trong các trường hợp sau:
2. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng vay và đối tượng vay trong một số trường hợp cụ thể.
Khi tổ chức tín dụng cho khách hàng vay theo quy định tại
1. Đối với khách hàng vay
a) Có tín nhiệm với tổ chức tín dụng;
b) Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ;
c) Có dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khả năng hoàn trả nợ; hoặc có dự án, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Có mức vốn tự có tham gia vào dự án và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư của dự án.
2. Đối với tài sản
a) Tài sản hình thành từ vốn vay dùng làm bảo đảm tiền vay phải xác định được quyền sở hữu hoặc được giao quyền sử dụng; giá trị, số lượng và được phép giao dịch. Nếu tài sản là bất động sản gắn liền với đất thì phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu đất mà trên đó tài sản sẽ được hình thành và phải hoàn thành các thủ tục về đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật;
b) Đối với tài sản mà pháp luật có quy định phải mua bảo hiểm, thì khách hàng vay phải cam kết mua bảo hiểm trong suốt thời hạn vay vốn khi tài sản đã được hình thành đưa vào sử dụng.
1. Hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay phải được lập thành văn bản; có thể ghi vào hợp đồng tín dụng hoặc lập thành văn bản riêng do các bên thỏa thuận. Khi tài sản đã được hình thành đưa vào sử dụng, các bên phải lập phụ lục hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, trong đó mô tả đặc điểm, xác định giá trị tài sản đã được hình thành.
2. Nội dung, thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với việc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay có chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền nếu các bên có thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 17. Quyền, nghĩa vụ của khách hàng vay khi vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
1. Khách hàng vay có các quyền sau đây:
a) Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản bảo đảm tiền vay;
b) Được cho thuê, cho mượn tài sản nếu có thoả thuận với tổ chức tín dụng cho vay.
2. Khách hàng vay có các nghĩa vụ sau đây:
a) Phải giao cho tổ chức tín dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của khu đất mà tài sản là bất động sản sẽ được hình thành khi ký kết hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay;
b) Thông báo cho tổ chức tín dụng về quá trình hình thành và tình trạng tài sản bảo đảm, tạo điều kiện để tổ chức tín dụng kiểm tra tài sản bảo đảm tiền vay;
c) Đối với tài sản bảo đảm tiền vay mà pháp luật quy định đăng ký quyền sở hữu thì trước khi đưa vào sử dụng, phải đăng ký sở hữu tài sản và giao cho tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy chứng nhận sở hữu tài sản đó;
d) Không được bán, chuyển nhượng, tặng, cho, góp vốn liên doanh, hoặc dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác khi chưa trả hết nợ cho tổ chức tín dụng, trừ trường hợp được tổ chức tín dụng đồng ý cho bán để trả nợ cho chính khoản vay được bảo đảm.
Điều 18. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng nhận bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
1. Tổ chức tín dụng có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu khách hàng vay thông báo tiến độ hình thành tài sản bảo đảm và sự thay đổi của tài sản bảo đảm tiền vay;
b) Tiến hành kiểm tra và yêu cầu khách hàng vay cung cấp các thông tin để kiểm tra, giám sát tài sản hình thành từ vốn vay;
c) Thu hồi nợ vay trước hạn nếu phát hiện vốn vay không được sử dụng để hình thành tài sản như đã cam kết;
d) Xử lý tài sản hình thành từ vốn vay để thu nợ khi khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.
2. Tổ chức tín dụng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thẩm định, kiểm tra để đảm bảo khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay được dùng làm bảo đảm tiền vay đáp ứng các điều kiện quy định tại
b) Trả lại cho khách hàng vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (nếu có) sau khi khách hàng vay hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.
Nghị định 178/1999/NĐ-CP về việc bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng
- Số hiệu: 178/1999/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 29/12/1999
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 4
- Ngày hiệu lực: 13/01/2000
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Biện pháp bảo đảm tiền vay
- Điều 4. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay
- Điều 5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
- Điều 6. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
- Điều 7. Điều kiện, thủ tục thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
- Điều 8. Xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay
- Điều 9. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
- Điều 10. Mức cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay
- Điều 11. Phạm vi bảo đảm tiền vay của tài sản
- Điều 12. Việc giữ tài sản và giấy tờ của tài sản cầm cố, thế chấp
- Điều 13. Thực hiện nghĩa vụ bảo đảm bằng tài sản trong trường hợp khách hàng vay, bên bảo lãnh là doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá
- Điều 14. Trường hợp áp dụng
- Điều 15. Điều kiện đối với khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay
- Điều 16. Hình thức, nội dung, thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay
- Điều 17. Quyền, nghĩa vụ của khách hàng vay khi vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
- Điều 18. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng nhận bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
- Điều 19. Trường hợp áp dụng
- Điều 20. Điều kiện đối với khách hàng vay không có bảo đảm bằng tài sản
- Điều 21. Hạn chế cho vay không có bảo đảm bằng tài sản
- Điều 22. Cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ
- Điều 23. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng nhà nước được cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ
- Điều 24. Trách nhiệm của khách hàng vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ
- Điều 25. Xử lý tổn thất các khoản cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ
- Điều 26. Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội
- Điều 27. Hình thức bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội
- Điều 28. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội
- Điều 29. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội bảo lãnh bằng tín chấp
- Điều 30. Nghĩa vụ của cá nhân, hộ gia đình nghèo được bảo lãnh vay vốn
- Điều 31. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ
- Điều 32. Các trường hợp tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ
- Điều 33. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay
- Điều 34. Thực hiện xử lý tài sản bảo đảm tiền vay
- Điều 35. Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng