Điều 88 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
Điều 88. Chính sách hỗ trợ đầu tư
Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau đây:
1. Chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, khuyến lâm và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
a) Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong: thâm canh rừng trồng cung cấp gỗ lớn, trồng cây bản địa, trồng rừng hỗn loài; hiện đại hóa quy trình sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp, trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng; khai thác, vận chuyển, chế biến và bảo quản lâm sản; công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản;
b) Nghiên cứu đổi mới mô hình tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi giá trị, gắn với phát triển rừng bền vững; phát triển mô hình sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp;
c) Chuyển giao công nghệ và kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực lâm nghiệp vào sản xuất, kinh doanh, quản lý lâm nghiệp;
d) Đào tạo, thử nghiệm, chuyển giao, vận hành công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, các hoạt động khuyến lâm;
đ) Xây dựng phương án, triển khai công tác quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng sản xuất.
2. Phát triển kết cấu hạ tầng gắn với đầu tư phát triển, kinh doanh rừng sản xuất theo chuỗi giá trị
a) Xây dựng trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao, vườn ươm giống cây rừng;
b) Xây dựng đường lâm nghiệp tại những khu vùng rừng sản xuất có quy mô tập trung từ 500 ha trở lên;
c) Xây dựng các công trình bảo vệ rừng (chòi canh lửa, biển báo, đường băng cản lửa) tại những khu rừng sản xuất có quy mô tập trung từ 500 ha trở lên;
d) Hỗ trợ đầu tư xây dựng và kinh phí vận chuyển cho các nhà máy chế biến gỗ rừng trồng tại các vùng kinh tế xã hội khó khăn.
3. Hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới
a) Trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ cho đối tượng là hộ nông dân tại các vùng miền núi, biên giới, hải đảo và vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
c) Hỗ trợ phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm của các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ;
d) Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình nghèo tại các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn tham gia trồng rừng sản xuất được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định hiện hành;
4. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho chủ rừng
a) Sản xuất, kinh doanh giống;
b) Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng;
c) Khai thác, chế biến và thương mại lâm sản;
d) Ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin trong quản lý, bảo vệ và theo dõi diễn biến rừng;
đ) Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng trừ sâu bệnh hại rừng.
5. Xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, thương mại trong hoạt động lâm nghiệp; mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về lâm nghiệp
a) Hoạt động xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, thương mại sản phẩm;
b) Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
6. Đối tượng, mức hỗ trợ và trình tự hỗ trợ đầu tư do Chính phủ quy định cụ thể trong từng thời kỳ.
Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- Số hiệu: 156/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 16/11/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1079 đến số 1080
- Ngày hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Tiêu chí rừng tự nhiên
- Điều 5. Tiêu chí rừng trồng
- Điều 6. Tiêu chí rừng đặc dụng
- Điều 7. Tiêu chí rừng phòng hộ
- Điều 8. Tiêu chí rừng sản xuất
- Điều 9. Thành lập khu rừng đặc dụng
- Điều 10. Trách nhiệm quản lý về rừng đặc dụng
- Điều 11. Bảo vệ rừng đặc dụng
- Điều 12. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
- Điều 13. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong rừng đặc dụng
- Điều 14. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng
- Điều 15. Quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng
- Điều 16. Ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng
- Điều 17. Thành lập khu rừng phòng hộ
- Điều 18. Trách nhiệm quản lý về rừng phòng hộ
- Điều 19. Bảo vệ rừng phòng hộ
- Điều 20. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
- Điều 21. Quy định hưởng lợi từ khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
- Điều 22. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong rừng phòng hộ
- Điều 23. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ
- Điều 24. Quản lý xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ
- Điều 25. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
- Điều 26. Bảo vệ rừng sản xuất
- Điều 27. Phát triển rừng sản xuất
- Điều 28. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
- Điều 29. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
- Điều 30. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng sản xuất
- Điều 31. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong rừng sản xuất
- Điều 32. Hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất
- Điều 33. Trình tự, thủ tục đóng, mở cửa rừng tự nhiên
- Điều 34. Hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
- Điều 35. Kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng
- Điều 36. Trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất
- Điều 37. Hoàn thiện hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng đối với trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất có rừng hoặc đã được công nhận quyền sử dụng đất có rừng nhưng chưa lập hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng
- Điều 38. Hoàn thiện hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp đã giao rừng, cho thuê rừng
- Điều 39. Phương án chuyển loại rừng
- Điều 40. Trình tự, thủ tục chuyển loại rừng
- Điều 41. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
- Điều 42. Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
- Điều 43. Trình tự, thủ tục thu hồi rừng, chuyển đổi rừng
- Điều 44. Bồi thường thiệt hại về rừng trong trường hợp thu hồi rừng được giao, cho thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng
- Điều 45. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 46. Cấp dự báo cháy rừng
- Điều 47. Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng
- Điều 48. Yêu cầu về phòng cháy đối với dự án phát triển rừng
- Điều 49. Tổ chức, quản lý lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 50. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 51. Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy rừng, chỉ huy chữa cháy rừng
- Điều 52. Khắc phục hậu quả, xử lý sau cháy rừng
- Điều 53. Trách nhiệm về phòng cháy và chữa cháy rừng của chủ rừng
- Điều 54. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có hoạt động ở trong rừng, ven rừng
- Điều 55. Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sinh sống, hoạt động ở trong rừng, ven rừng
- Điều 56. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án phát triển rừng
- Điều 57. Đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng
- Điều 58. Hình thức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng
- Điều 59. Mức chi trả và xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Điều 60. Căn cứ xác định diện tích rừng
- Điều 61. Xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Điều 62. Xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng
- Điều 63. Xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng là tổ chức
- Điều 64. Ký và thực hiện hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Điều 65. Sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Điều 66. Ký hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Điều 67. Thực hiện hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Điều 68. Lập kế hoạch thu, chi và dự toán chi quản lý
- Điều 69. Xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Điều 70. Sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
- Điều 71. Tạm ứng, thanh toán, quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Điều 72. Kiểm tra, giám sát, công khai tài chính
- Điều 76. Nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 77. Cơ cấu tổ chức
- Điều 78. Mối quan hệ giữa Quỹ trung ương và Quỹ cấp tỉnh
- Điều 79. Nguồn tài chính
- Điều 80. Nội dung chi của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 81. Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính, quyết toán
- Điều 82. Chế độ kế toán, kiểm toán, quản lý tài sản và công khai tài chính