Mục 1 Chương 3 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
Mục 1. GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG
1. Xây dựng kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng
a) Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng; có văn bản thông báo về việc đề nghị đăng ký nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng gửi Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời gian có văn bản thông báo xây dựng, thẩm định, phê duyệt kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng tiến hành đồng thời với thời gian xây dựng, thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị đăng ký nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng của địa phương gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện; nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng cấp xã được tổng hợp theo Mẫu số 01 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng của cấp xã, tổng hợp diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê, xác định các chỉ tiêu giao rừng, cho thuê rừng đến từng đơn vị hành chính cấp xã; tổng hợp nhu cầu và dự kiến phân bổ chỉ tiêu giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
2. Nội dung kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng
a) Diện tích các loại rừng có trên địa bàn huyện chi tiết đến từng xã bao gồm: tổng diện tích rừng; diện tích rừng đã giao, cho thuê; diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê;
b) Diện tích đề nghị giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn từng xã; địa điểm đề nghị giao rừng, cho thuê rừng;
c) Hạn mức giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư phù hợp với hạn mức giao đất;
d) Đánh giá hiệu quả của kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng đến kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; nguồn thu từ giao rừng, cho thuê rừng; tạo việc làm, thu hút lao động, xóa đói giảm nghèo; khả năng khai thác hợp lý tài nguyên rừng; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ gắn với bảo tồn danh lam thắng cảnh, văn hóa các dân tộc, các yếu tố ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;
đ) Xác định nguồn lực (về tài chính, lao động và kỹ thuật), giải pháp và tiến độ thực hiện kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng.
3. Phê duyệt kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng
a) Quý III hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồ sơ gồm: tờ trình; kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng; báo cáo thuyết minh tổng hợp; bản đồ kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trong trường hợp hồ sơ kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng chưa hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thiện;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng hằng năm của cấp huyện xong trước ngày 31 tháng 12.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công khai kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng đã được phê duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã có rừng giao, cho thuê trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày kế hoạch được phê duyệt.
Trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định sau:
1. Mẫu đề nghị giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng áp dụng theo Mẫu số 02 đối với tổ chức, Mẫu số 03 đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận và trả hồ sơ có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp có ý kiến về nội dung đề nghị giao rừng, cho thuê rừng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp.
3. Quyết định về giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng áp dụng theo mẫu quy định tại Nghị định này:
a) Quyết định về giao đất, giao rừng cho tổ chức theo Mẫu số 04 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
b) Quyết định về việc cho thuê đất, cho thuê rừng đối với tổ chức theo Mẫu số 05 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
c) Quyết định về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo Mẫu số 06 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
d) Quyết định về cho thuê đất, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân theo Mẫu số 07 Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định cho thuê đất, thuê rừng được ban hành, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký Hợp đồng cho thuê rừng đối với trường hợp cho tổ chức thuê rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Hợp đồng cho thuê rừng đối với trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê rừng theo Mẫu số 08 Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư đã được giao đất, thuê đất có rừng hoặc đã được công nhận quyền sử dụng đất có rừng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp các cấp hoàn thiện hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng.
2. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp thông tin trong hồ sơ địa chính đối với những diện tích đất đã giao, đã cho thuê, đã được công nhận quyền sử dụng đất để cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp các cấp hoàn thiện hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng.
3. Cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp các cấp có trách nhiệm kiểm tra, rà soát các thông tin về rừng trên hồ sơ địa chính và thực địa bao gồm mục đích sử dụng rừng, diện tích rừng, nguồn gốc, vị trí, ranh giới, hiện trạng rừng, trữ lượng rừng; hoàn thiện hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng.
Điều 38. Hoàn thiện hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp đã giao rừng, cho thuê rừng
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư đã được giao rừng, thuê rừng nhưng chưa được giao đất, thuê đất hoặc chưa được công nhận quyền sử dụng đất cung cấp thông tin cho cơ quan tài nguyên và môi trường các cấp hoàn thiện hồ sơ giao đất, cho thuê đất.
2. Cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp các cấp có trách nhiệm cung cấp thông tin hồ sơ giao rừng, thuê rừng cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp để hoàn thiện hồ sơ giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp các cấp thẩm tra hồ sơ đề nghị giao đất, cho thuê đất, kiểm tra thực địa, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định giao đất và cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.
Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- Số hiệu: 156/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 16/11/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1079 đến số 1080
- Ngày hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Tiêu chí rừng tự nhiên
- Điều 5. Tiêu chí rừng trồng
- Điều 6. Tiêu chí rừng đặc dụng
- Điều 7. Tiêu chí rừng phòng hộ
- Điều 8. Tiêu chí rừng sản xuất
- Điều 9. Thành lập khu rừng đặc dụng
- Điều 10. Trách nhiệm quản lý về rừng đặc dụng
- Điều 11. Bảo vệ rừng đặc dụng
- Điều 12. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
- Điều 13. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong rừng đặc dụng
- Điều 14. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng
- Điều 15. Quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng
- Điều 16. Ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng
- Điều 17. Thành lập khu rừng phòng hộ
- Điều 18. Trách nhiệm quản lý về rừng phòng hộ
- Điều 19. Bảo vệ rừng phòng hộ
- Điều 20. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
- Điều 21. Quy định hưởng lợi từ khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
- Điều 22. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong rừng phòng hộ
- Điều 23. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ
- Điều 24. Quản lý xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ
- Điều 25. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
- Điều 26. Bảo vệ rừng sản xuất
- Điều 27. Phát triển rừng sản xuất
- Điều 28. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
- Điều 29. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
- Điều 30. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng sản xuất
- Điều 31. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong rừng sản xuất
- Điều 32. Hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất
- Điều 33. Trình tự, thủ tục đóng, mở cửa rừng tự nhiên
- Điều 34. Hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
- Điều 35. Kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng
- Điều 36. Trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất
- Điều 37. Hoàn thiện hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng đối với trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất có rừng hoặc đã được công nhận quyền sử dụng đất có rừng nhưng chưa lập hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng
- Điều 38. Hoàn thiện hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp đã giao rừng, cho thuê rừng
- Điều 39. Phương án chuyển loại rừng
- Điều 40. Trình tự, thủ tục chuyển loại rừng
- Điều 41. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
- Điều 42. Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
- Điều 43. Trình tự, thủ tục thu hồi rừng, chuyển đổi rừng
- Điều 44. Bồi thường thiệt hại về rừng trong trường hợp thu hồi rừng được giao, cho thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng
- Điều 45. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 46. Cấp dự báo cháy rừng
- Điều 47. Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng
- Điều 48. Yêu cầu về phòng cháy đối với dự án phát triển rừng
- Điều 49. Tổ chức, quản lý lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 50. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 51. Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy rừng, chỉ huy chữa cháy rừng
- Điều 52. Khắc phục hậu quả, xử lý sau cháy rừng
- Điều 53. Trách nhiệm về phòng cháy và chữa cháy rừng của chủ rừng
- Điều 54. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có hoạt động ở trong rừng, ven rừng
- Điều 55. Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sinh sống, hoạt động ở trong rừng, ven rừng
- Điều 56. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án phát triển rừng
- Điều 57. Đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng
- Điều 58. Hình thức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng
- Điều 59. Mức chi trả và xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Điều 60. Căn cứ xác định diện tích rừng
- Điều 61. Xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Điều 62. Xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng
- Điều 63. Xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng là tổ chức
- Điều 64. Ký và thực hiện hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Điều 65. Sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Điều 66. Ký hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Điều 67. Thực hiện hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Điều 68. Lập kế hoạch thu, chi và dự toán chi quản lý
- Điều 69. Xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Điều 70. Sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
- Điều 71. Tạm ứng, thanh toán, quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Điều 72. Kiểm tra, giám sát, công khai tài chính
- Điều 76. Nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 77. Cơ cấu tổ chức
- Điều 78. Mối quan hệ giữa Quỹ trung ương và Quỹ cấp tỉnh
- Điều 79. Nguồn tài chính
- Điều 80. Nội dung chi của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 81. Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính, quyết toán
- Điều 82. Chế độ kế toán, kiểm toán, quản lý tài sản và công khai tài chính