Chương 3 Nghị định 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
Điều 20. Các hình thức cho vay xuất khẩu
1. Cho nhà xuất khẩu vay, bao gồm cho vay trước hoặc sau khi giao hàng.
2. Cho nhà nhập khẩu vay.
Nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu và nhà nhập khẩu có hợp đồng nhập khẩu hàng hoá thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu được ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Thuộc đối tượng vay vốn theo quy định tại
2. Nhà xuất khẩu đã ký kết hợp đồng xuất khẩu. Nhà nhập khẩu có hợp đồng nhập khẩu đã ký kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Việt Nam.
3. Phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định và chấp thuận cho vay.
4. Nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
5. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này:
a) Nhà xuất khẩu phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay tại Nghị định này; phải mua bảo hiểm tài sản tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn;
b) Nhà nhập khẩu phải được Chính phủ hoặc Ngân hàng trung ương của nước bên nhà nhập khẩu bảo lãnh vay vốn.
1. Mức cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đã ký hoặc giá trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc trị giá hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng.
2. Mức vốn cho vay đối với từng trường hợp do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm của từng hợp đồng xuất khẩu và khả năng trả nợ của nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu nhưng không quá 12 tháng.
2. Trường hợp cần thiết, thời hạn cho vay trên 12 tháng thì nhà xuất khẩu mới đủ điều kiện thực hiện hợp đồng xuất khẩu, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đề nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
Điều 25. Đồng tiền và lãi suất cho vay
1. Đồng tiền cho vay là đồng Việt Nam (VNĐ). Việc cho vay bằng ngoại tệ được thực hiện bằng đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi đối với hợp đồng xuất khẩu có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu mà nhà xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ để trả nợ.
2. Lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, giao Bộ Tài chính quyết định theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị trường.
3. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn theo hợp đồng tín dụng.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu để Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện. Số lần công bố lãi suất hàng năm tối đa là 2 lần.
Điều 26. Thực hiện giải ngân, thu nợ
Ngân hàng Phát triển Việt Nam trực tiếp giải ngân, thu nợ hoặc ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng hoạt động hợp pháp ở trong nước và ngoài nước thực hiện giải ngân và thu nợ.
Đối tượng bảo lãnh là nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu hàng hoá thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu, nhưng không vay vốn tín dụng xuất khẩu của nhà nước.
1. Thuộc đối tượng bảo lãnh theo quy định tại
2. Có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Hội đủ các điều kiện quy định tại
Thời hạn bảo lãnh phù hợp với thời hạn vay vốn theo Hợp đồng tín dụng đã ký giữa nhà xuất khẩu với tổ chức tín dụng nhưng tối đa là 12 tháng.
Điều 30. Mức bảo lãnh, phí bảo lãnh
1. Mức bảo lãnh cho nhà xuất khẩu vay vốn không quá 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu hoặc giá trị L/C.
2. Nhà xuất khẩu được bảo lãnh phải trả phí bảo lãnh bằng 1%/năm trên số dư tín dụng được bảo lãnh.
Điều 31. Trách nhiệm tài chính khi nhà xuất khẩu không trả được nợ được áp dụng theo quy định tại
BẢO LÃNH DỰ THẦU VÀ BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Nhà xuất khẩu tham gia dự thầu hoặc thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu.
1. Thuộc đối tượng theo quy định tại
2. Có tài liệu hợp pháp chứng minh yêu cầu của phía nước ngoài về bảo lãnh dự thầu hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
3. Nhà xuất khẩu được bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu phải có năng lực tài chính để tham gia dự thầu hoặc thực hiện hợp đồng xuất khẩu được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định và chấp thuận bảo lãnh.
Thời hạn bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu phù hợp với thời hạn thực hiện nghĩa vụ của nhà xuất khẩu.
Điều 35. Mức bảo lãnh, phí bảo lãnh
1. Mức bảo lãnh tối đa không quá 3% giá dự thầu đối với bảo lãnh dự thầu và tối đa không quá 15% giá trị hợp đồng xuất khẩu đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
2. Nhà xuất khẩu được bảo lãnh phải trả phí bảo lãnh là 0,5%/năm trên giá trị bảo lãnh nhưng tối đa bằng 100 triệu đồng/1 hợp đồng bảo lãnh.
Nhà xuất khẩu được bảo lãnh phải nhận nợ bắt buộc số tiền Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã trả cho bên nước ngoài và phải chịu lãi suất phạt bằng 150% lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu tính trên số tiền nhận nợ.
Nghị định 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
- Số hiệu: 151/2006/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 20/12/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1 đến số 2
- Ngày hiệu lực: 16/01/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
- Điều 2. Nguyên tắc tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Kế hoạch tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
- Điều 5. Các hình thức cho vay đầu tư
- Điều 6. Đối tượng cho vay
- Điều 7. Điều kiện cho vay
- Điều 8. Mức vốn cho vay
- Điều 9. Thời hạn cho vay
- Điều 10. Đồng tiền và lãi suất cho vay
- Điều 11. Cho các dự án vay theo Hiệp định của Chính phủ và dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 12. Đối tượng được hỗ trợ sau đầu tư
- Điều 13. Điều kiện hỗ trợ sau đầu tư
- Điều 14. Mức hỗ trợ sau đầu tư
- Điều 15. Đối tượng được bảo lãnh
- Điều 16. Điều kiện bảo lãnh
- Điều 17. Thời hạn bảo lãnh
- Điều 18. Mức bảo lãnh và phí bảo lãnh
- Điều 19. Trách nhiệm tài chính khi chủ đầu tư không trả được nợ
- Điều 20. Các hình thức cho vay xuất khẩu
- Điều 21. Đối tượng cho vay
- Điều 22. Điều kiện cho vay
- Điều 23. Mức vốn cho vay
- Điều 24. Thời hạn cho vay
- Điều 25. Đồng tiền và lãi suất cho vay
- Điều 26. Thực hiện giải ngân, thu nợ
- Điều 27. Đối tượng bảo lãnh
- Điều 28. Điều kiện bảo lãnh
- Điều 29. Thời hạn bảo lãnh
- Điều 30. Mức bảo lãnh, phí bảo lãnh
- Điều 31. Trách nhiệm tài chính khi nhà xuất khẩu không trả được nợ được áp dụng theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
- Điều 32. Đối tượng bảo lãnh
- Điều 33. Điều kiện bảo lãnh
- Điều 34. Thời hạn bảo lãnh
- Điều 35. Mức bảo lãnh, phí bảo lãnh
- Điều 36. Trách nhiệm tài chính của nhà xuất khẩu khi Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên nước ngoài
- Điều 37. Bảo đảm tiền vay
- Điều 38. Trả nợ vay
- Điều 39. Rủi ro, xử lý rủi ro
- Điều 40. Phân loại nợ, trích, lập quỹ dự phòng rủi ro
- Điều 41. Thẩm quyền xử lý rủi ro
- Điều 44. Bộ Tài chính
- Điều 45. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 46. Bộ Thương mại
- Điều 47. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 48. Ngân hàng Phát triển Việt Nam
- Điều 49. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo chức năng và thẩm quyền
- Điều 50. Chủ đầu tư, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu
- Điều 53. Hiệu lực thi hành
- Điều 54. Các trường hợp đã ký hợp đồng
- Điều 55. Trách nhiệm hướng dẫn thực hiện
- Điều 56. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.