Chương 1 Nghị định 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định, gồm:
a) Tín dụng đầu tư, bao gồm: cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư;
b) Tín dụng xuất khẩu, bao gồm: cho vay xuất khẩu (cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu vay), bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
2. Đối tượng điều chỉnh, bao gồm:
b) Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước có hợp đồng xuất khẩu hoặc các tổ chức nước ngoài nhập khẩu hàng hóa thuộc diện có vay vốn, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu;
c) Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong quá trình thực hiện tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Điều 2. Nguyên tắc tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu
1. Cho vay, bảo lãnh những dự án đầu tư, hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu hàng hoá do Việt Nam sản xuất, có thu hồi vốn trực tiếp.
2. Một dự án đầu tư chỉ được áp dụng một hình thức của tín dụng đầu tư; một hợp đồng xuất khẩu hoặc nhập khẩu chỉ được áp dụng một hình thức của tín dụng xuất khẩu nếu hội đủ các điều kiện theo quy định.
3. Dự án đầu tư, hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu khi vay vốn, bảo lãnh phải được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay.
4. Chủ đầu tư, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu vay vốn hoặc được bảo lãnh, hỗ trợ sau đầu tư phải sử dụng vốn vay đúng mục đích; trả nợ gốc và lãi vay theo hợp đồng tín dụng đã ký; thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng bảo lãnh, hỗ trợ sau đầu tư và các quy định của Nghị định này.
5. Danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư và Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu do Chính phủ quy định.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Nhà xuất khẩu" là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế Việt Nam xuất khẩu hàng hoá do Việt Nam sản xuất.
2. “Nhà nhập khẩu nước ngoài" (sau đây viết tắt là nhà nhập khẩu) là tổ chức nước ngoài mua hàng hoá do Việt Nam sản xuất.
3. “Thời hạn cho vay” là khoảng thời gian từ khi rút vốn lần đầu đến khi trả hết nợ vay theo hợp đồng tín dụng.
4. “Thời hạn ân hạn” là khoảng thời gian thực hiện dự án, thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu mà chủ đầu tư, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu chưa phải trả nợ gốc; nhưng phải trả nợ lãi.
5. “Thời hạn trả nợ” là khoảng thời gian từ khi trả nợ khoản vay lần đầu tiên cho đến khi trả hết nợ vay theo hợp đồng tín dụng.
6. “Kỳ hạn trả nợ” là khoảng thời gian quy định cho từng lần trả nợ trong thời hạn trả nợ.
7. “Cho vay” là việc Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho các chủ đầu tư, nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu vay vốn để thực hiện dự án đầu tư, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng nhập khẩu hàng hoá.
8. “Bên bảo lãnh” là Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
9. “Bên được bảo lãnh” là chủ đầu tư, nhà xuất khẩu được Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh.
10. “Bên nhận bảo lãnh” là các tổ chức cho chủ đầu tư, nhà xuất khẩu vay vốn hoặc bên mời thầu các hợp đồng xuất khẩu.
11. “Bảo lãnh vay vốn” là cam kết của Ngân hàng Phát triển Việt Nam với tổ chức cho vay vốn về việc sẽ trả nợ thay cho chủ đầu tư, nhà xuất khẩu trong trường hợp chủ đầu tư, nhà xuất khẩu không trả hoặc trả nợ không đủ cho bên nhận bảo lãnh.
12. “Bảo lãnh dự thầu” là cam kết của Ngân hàng Phát triển Việt Nam với bên mời thầu, để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của nhà xuất khẩu. Trường hợp nhà xuất khẩu phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ thực hiện thay.
13. “Bảo lãnh thực hiện hợp đồng” là cam kết của Ngân hàng Phát triển Việt Nam với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của nhà xuất khẩu theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp nhà xuất khẩu vi phạm hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ thực hiện thay.
14. “Hỗ trợ sau đầu tư” là việc Nhà nước hỗ trợ một phần lãi suất cho chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư dự án, sau khi dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng và trả được nợ vay.
Điều 4. Kế hoạch tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
1. Kế hoạch tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được thông báo hàng năm, bao gồm các chỉ tiêu sau:
a) Tổng mức tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;
b) Nguồn vốn để thực hiện tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;
c) Ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ sau đầu tư.
Nghị định 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
- Số hiệu: 151/2006/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 20/12/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1 đến số 2
- Ngày hiệu lực: 16/01/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
- Điều 2. Nguyên tắc tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Kế hoạch tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
- Điều 5. Các hình thức cho vay đầu tư
- Điều 6. Đối tượng cho vay
- Điều 7. Điều kiện cho vay
- Điều 8. Mức vốn cho vay
- Điều 9. Thời hạn cho vay
- Điều 10. Đồng tiền và lãi suất cho vay
- Điều 11. Cho các dự án vay theo Hiệp định của Chính phủ và dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 12. Đối tượng được hỗ trợ sau đầu tư
- Điều 13. Điều kiện hỗ trợ sau đầu tư
- Điều 14. Mức hỗ trợ sau đầu tư
- Điều 15. Đối tượng được bảo lãnh
- Điều 16. Điều kiện bảo lãnh
- Điều 17. Thời hạn bảo lãnh
- Điều 18. Mức bảo lãnh và phí bảo lãnh
- Điều 19. Trách nhiệm tài chính khi chủ đầu tư không trả được nợ
- Điều 20. Các hình thức cho vay xuất khẩu
- Điều 21. Đối tượng cho vay
- Điều 22. Điều kiện cho vay
- Điều 23. Mức vốn cho vay
- Điều 24. Thời hạn cho vay
- Điều 25. Đồng tiền và lãi suất cho vay
- Điều 26. Thực hiện giải ngân, thu nợ
- Điều 27. Đối tượng bảo lãnh
- Điều 28. Điều kiện bảo lãnh
- Điều 29. Thời hạn bảo lãnh
- Điều 30. Mức bảo lãnh, phí bảo lãnh
- Điều 31. Trách nhiệm tài chính khi nhà xuất khẩu không trả được nợ được áp dụng theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
- Điều 32. Đối tượng bảo lãnh
- Điều 33. Điều kiện bảo lãnh
- Điều 34. Thời hạn bảo lãnh
- Điều 35. Mức bảo lãnh, phí bảo lãnh
- Điều 36. Trách nhiệm tài chính của nhà xuất khẩu khi Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên nước ngoài
- Điều 37. Bảo đảm tiền vay
- Điều 38. Trả nợ vay
- Điều 39. Rủi ro, xử lý rủi ro
- Điều 40. Phân loại nợ, trích, lập quỹ dự phòng rủi ro
- Điều 41. Thẩm quyền xử lý rủi ro
- Điều 44. Bộ Tài chính
- Điều 45. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 46. Bộ Thương mại
- Điều 47. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 48. Ngân hàng Phát triển Việt Nam
- Điều 49. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo chức năng và thẩm quyền
- Điều 50. Chủ đầu tư, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu
- Điều 53. Hiệu lực thi hành
- Điều 54. Các trường hợp đã ký hợp đồng
- Điều 55. Trách nhiệm hướng dẫn thực hiện
- Điều 56. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.