Chương 5 Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Điều 34. Bảo hành công trình xây dựng
1. Nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm bảo hành công trình, bảo hành thiết bị. Thời hạn bảo hành công trình kể từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng hoặc căn cứ theo quy định của Hợp đồng xây dựng, Hợp đồng cung ứng thiết bị nhưng phải tuân theo quy định sau:
a) Không ít hơn 24 tháng đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I;
b) Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình cấp còn lại;
c) Thời hạn bảo hành công trình nhà ở thực hiện theo quy định pháp luật về nhà ở.
2. Trong thời hạn bảo hành, nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình phải thực hiện việc bảo hành sau khi nhận được thông báo của chủ đầu tư. Nếu các nhà thầu nêu trên không tiến hành bảo hành thì chủ đầu tư có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác sửa chữa.
3. Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng với các nhà thầu tham gia xây dựng công trình về quyền và trách nhiệm của các bên trong bảo hành công trình xây dựng; mức tiền bảo hành và việc lưu giữ, sử dụng, hoàn trả tiền bảo hành theo quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
Điều 35. Trách nhiệm của các bên về bảo hành công trình xây dựng
1. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm sau đây:
a) Vận hành, bảo trì công trình theo đúng quy định của quy trình vận hành, bảo trì công trình;
b) Kiểm tra, phát hiện hư hỏng của công trình để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình sửa chữa, thay thế;
c) Giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục, sửa chữa của nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình xây dựng;
d) Xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình.
2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức khắc phục ngay sau khi có yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình và phải chịu mọi chi phí khắc phục;
b) Từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng phát sinh không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bất khả kháng.
3. Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình và các nhà thầu khác có liên quan chịu trách nhiệm về chất lượng công trình tương ứng với phần công việc do mình thực hiện kể cả sau thời gian bảo hành.
Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- Số hiệu: 15/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 06/02/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 109 đến số 110
- Ngày hiệu lực: 15/04/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng
- Điều 5. Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng
- Điều 6. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng
- Điều 7. Chỉ dẫn kỹ thuật
- Điều 8. Công khai thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình
- Điều 9. Giám sát của nhân dân về chất lượng công trình xây dựng
- Điều 10. Hội đồng Nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng
- Điều 11. Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng
- Điều 12. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng khảo sát xây dựng
- Điều 13. Trách nhiệm của chủ đầu tư
- Điều 14. Trách nhiệm của nhà thầu khảo sát xây dựng
- Điều 15. Trách nhiệm của nhà thầu thiết kế
- Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân giám sát khảo sát xây dựng
- Điều 17. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
- Điều 18. Trách nhiệm của chủ đầu tư
- Điều 19. Trách nhiệm của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
- Điều 20. Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế xây dựng công trình sau thiết kế cơ sở
- Điều 21. Thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng
- Điều 22. Thay đổi thiết kế xây dựng công trình
- Điều 23. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thi công xây dựng
- Điều 24. Trách nhiệm của chủ đầu tư
- Điều 25. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
- Điều 26. Trách nhiệm của nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung cấp vât liệu, sản phẩm, thiết bị, cấu kiện sử dụng cho công trình xây dựng
- Điều 27. Trách nhiệm của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
- Điều 28. Trách nhiệm giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
- Điều 29. Quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình
- Điều 30. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng
- Điều 31. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng
- Điều 32. Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng
- Điều 33. Xử lý tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng
- Điều 34. Bảo hành công trình xây dựng
- Điều 35. Trách nhiệm của các bên về bảo hành công trình xây dựng
- Điều 36. Phân loại, phân cấp sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình xây dựng
- Điều 37. Báo cáo sự cố
- Điều 38. Giải quyết sự cố
- Điều 39. Tổ chức giám định nguyên nhân sự cố
- Điều 40. Hồ sơ sự cố
- Điều 41. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
- Điều 42. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Bộ Xây dựng
- Điều 43. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của các Bộ, ngành khác
- Điều 44. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 45. Trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
- Điều 46. Xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng