Điều 102 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
Điều 102. Thành lập và hoạt động của Ban trọng tài lao động
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại các
2. Thành phần Ban trọng tài lao động được xác định theo quy định tại các điểm a, b, và c khoản 4 Điều 185 của Bộ luật Lao động. Trường hợp một bên hoặc cả hai bên tranh chấp không lựa chọn trọng tài viên lao động theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 185 của Bộ luật Lao động thì Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động quyết định lựa chọn thay cho bên tranh chấp không đưa ra lựa chọn đó.
Trường hợp hai trọng tài viên lao động được lựa chọn không thống nhất chọn một trọng tài viên lao động khác làm Trưởng Ban trọng tài lao động theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 185 của Bộ luật Lao động thì Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động quyết định chọn một trọng tài viên lao động khác làm Trưởng Ban trọng tài lao động.
3. Khi Ban trọng tài lao động được thành lập hoặc đang trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu có bằng chứng rõ ràng về việc trọng tài viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp không vô tư, khách quan, có thể làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của bên tranh chấp thì bên tranh chấp có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động thay đổi trọng tài viên lao động đó.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, Ban trọng tài lao động có trách nhiệm:
a) Tìm hiểu hồ sơ vụ việc, thu thập bằng chứng theo thẩm quyền quy định tại Điều 183 của Bộ luật Lao động để lên phương án giải quyết tranh chấp;
b) Tiến hành tổ chức cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động;
c) Ra quyết định giải quyết tranh chấp lao động theo nguyên tắc quy định tại khoản 5 Điều 185 của Bộ luật Lao động và gửi cho các bên tranh chấp.
Quyết định của Ban trọng tài lao động phải có các nội dung chính: Thời gian (ngày, tháng, năm) ban hành quyết định; tên, địa chỉ của các bên tranh chấp; nội dung đề nghị giải quyết tranh chấp; các căn cứ để giải quyết tranh chấp; nội dung cụ thể các phán quyết giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động; chữ ký của Trưởng Ban trọng tài lao động và đóng dấu của Hội đồng trọng tài lao động.
Trường hợp không ra quyết định thì Ban trọng tài lao động có văn bản thông báo cho các bên tranh chấp. Đối với các trường hợp tranh chấp lao động tập thể về quyền quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 179 của Bộ luật Lao động mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì Ban trọng tài lao động lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Trình tự tiến hành tổ chức cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều này được thực hiện như sau:
a) Ít nhất 05 ngày trước khi tổ chức cuộc họp, Ban trọng tài lao động phải có văn bản triệu tập tham gia cuộc họp gửi tới các bên tranh chấp, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức cuộc họp;
b) Khi nhận được văn bản triệu tập, các bên tranh chấp phải phản hồi cho Ban trọng tài lao động về việc tham gia phiên họp. Trường hợp một trong các bên có lý do chính đáng, không thể tham dự cuộc họp theo thời gian, địa điểm triệu tập thì có thể đề nghị Ban trọng tài lao động thay đổi thời gian tổ chức phiên họp vào thời điểm thích hợp. Ban trọng tài lao động có thẩm quyền quyết định cuối cùng việc thay đổi thời gian tiến hành cuộc họp và thông báo cho các bên;
c) Tại cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động phải có mặt đại diện các bên tranh chấp hoặc người được ủy quyền theo quy định. Trường hợp một trong các bên vắng mặt, kể cả trường hợp có đề nghị thay đổi thời gian họp nhưng không được chấp thuận thì Ban trọng tài lao động vẫn tiến hành phiên họp;
d) Trong phiên họp, Ban trọng tài lao động phải nêu rõ nội dung các bên đề nghị giải quyết, nghe các bên trình bày cụ thể về nội dung vụ việc và ghi thành biên bản, có chữ ký của từng trọng tài viên lao động và các bên tranh chấp tham gia phiên họp.
Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
- Số hiệu: 145/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/12/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1203 đến số 1204
- Ngày hiệu lực: 01/02/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 5. Nội dung hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết
- Điều 6. Nội dung hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở xuống
- Điều 7. Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù
- Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
- Điều 9. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần
- Điều 10. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
- Điều 11. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm
- Điều 12. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
- Điều 13. Bên thuê lại lao động
- Điều 14. Người lao động thuê lại
- Điều 15. Ký quỹ và sử dụng tiền ký quỹ
- Điều 16. Nộp tiền ký quỹ
- Điều 17. Quản lý tiền ký quỹ
- Điều 18. Rút tiền ký quỹ
- Điều 19. Trích tiền ký quỹ khi doanh nghiệp cho thuê lại không thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động thuê lại
- Điều 20. Nộp bổ sung tiền ký quỹ
- Điều 21. Điều kiện cấp giấy phép
- Điều 22. Thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép
- Điều 23. Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
- Điều 24. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
- Điều 25. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép
- Điều 26. Gia hạn giấy phép
- Điều 27. Cấp lại giấy phép
- Điều 28. Thu hồi giấy phép
- Điều 29. Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại trong trường hợp bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép
- Điều 30. Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động
- Điều 31. Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại
- Điều 32. Trách nhiệm của ngân hàng nhận ký quỹ
- Điều 33. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 34. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 36. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 37. Trách nhiệm tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
- Điều 38. Số lượng, thành phần tham gia đối thoại
- Điều 39. Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
- Điều 40. Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên
- Điều 41. Tổ chức đối thoại khi có vụ việc
- Điều 42. Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
- Điều 43. Nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai
- Điều 44. Nội dung, hình thức người lao động được tham gia ý kiến
- Điều 45. Nội dung, hình thức người lao động được quyết định
- Điều 46. Nội dung, hình thức người lao động được kiểm tra, giám sát
- Điều 47. Hội nghị người lao động
- Điều 48. Trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
- Điều 49. Chức năng của Hội đồng tiền lương quốc gia
- Điều 50. Nhiệm vụ của Hội đồng tiền lương quốc gia
- Điều 51. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia
- Điều 52. Hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia
- Điều 53. Trách nhiệm thực hiện về thành lập và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia
- Điều 54. Hình thức trả lương
- Điều 55. Tiền lương làm thêm giờ
- Điều 56. Tiền lương làm việc vào ban đêm
- Điều 57. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm
- Điều 58. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
- Điều 59. Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
- Điều 60. Giới hạn số giờ làm thêm
- Điều 61. Các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
- Điều 62. Thông báo về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
- Điều 63. Ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca
- Điều 64. Nghỉ trong giờ làm việc
- Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
- Điều 66. Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt
- Điều 67. Tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác
- Điều 68. Một số công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Điều 69. Nội quy lao động
- Điều 70. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
- Điều 71. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại
- Điều 72. Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại
- Điều 73. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
- Điều 74. Người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ
- Điều 75. Nơi có nhiều lao động
- Điều 76. Phòng vắt, trữ sữa mẹ
- Điều 77. Nhà trẻ, lớp mẫu giáo
- Điều 78. Quyền làm việc bình đẳng của người lao động, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới
- Điều 79. Tăng cường phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc
- Điều 80. Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
- Điều 81. Tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động
- Điều 82. Giúp đỡ, hỗ trợ của người sử dụng lao động về chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động
- Điều 83. Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động
- Điều 84. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
- Điều 85. Quy định của người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
- Điều 86. Trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
- Điều 88. Lao động là người giúp việc gia đình
- Điều 89. Một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình
- Điều 90. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động
- Điều 91. Trách nhiệm quản lý lao động là người giúp việc gia đình
- Điều 92. Tiêu chuẩn hòa giải viên lao động
- Điều 93. Trình tự và thủ tục bổ nhiệm hòa giải viên lao động
- Điều 94. Miễn nhiệm hòa giải viên lao động
- Điều 95. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động
- Điều 96. Chế độ, điều kiện hoạt động của hòa giải viên lao động
- Điều 97. Quản lý hòa giải viên lao động
- Điều 98. Tiêu chuẩn, điều kiện trọng tài viên lao động
- Điều 99. Bổ nhiệm trọng tài viên lao động
- Điều 100. Miễn nhiệm trọng tài viên lao động
- Điều 101. Thành lập Hội đồng trọng tài lao động
- Điều 102. Thành lập và hoạt động của Ban trọng tài lao động
- Điều 103. Chế độ, điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
- Điều 104. Quản lý nhà nước đối với trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
- Điều 105. Danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công
- Điều 106. Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền tại nơi sử dụng lao động không được đình công
- Điều 107. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích tại nơi sử dụng lao động không được đình công
- Điều 108. Giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền thương lượng tập thể tại nơi sử dụng lao động không được đình công