Mục 4 Chương 11 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
Mục 4. HOÃN, NGỪNG ĐÌNH CÔNG VÀ GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 109. Các trường hợp hoãn, ngừng đình công
1. Hoãn đình công là việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định lùi thời điểm bắt đầu cuộc đình công đã ấn định trong quyết định đình công của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
2. Ngừng đình công là việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định tạm dừng cuộc đình công đang diễn ra cho đến khi không còn nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.
3. Các trường hợp hoãn đình công:
a) Đình công dự kiến tổ chức tại các đơn vị cung cấp điện, nước, vận tải công cộng và các dịch vụ khác trực tiếp phục vụ tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động;
b) Đình công dự kiến tổ chức tại địa bàn đang diễn ra các hoạt động nhằm phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
4. Các trường hợp ngừng đình công:
a) Đình công diễn ra trên địa bàn xuất hiện thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
b) Đình công diễn ra đến ngày thứ ba tại các đơn vị cung cấp điện, nước, vệ sinh công cộng làm ảnh hưởng tới môi trường, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân tại thành phố thuộc tỉnh;
c) Đình công diễn ra có các hành vi bạo động, gây rối làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhà đầu tư, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.
Điều 110. Trình tự, thủ tục thực hiện hoãn đình công
1. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được quyết định đình công của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải xem xét, nếu thấy cuộc đình công thuộc các trường hợp quy định tại
Văn bản đề nghị hoãn đình công gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải bao gồm các nội dung cơ bản sau: tên người sử dụng lao động nơi dự kiến diễn ra đình công, tên tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công; địa điểm dự kiến diễn ra đình công; thời điểm dự kiến bắt đầu đình công; yêu cầu của tổ chức đại diện người lao động; lý do cần thiết phải hoãn cuộc đình công; kiến nghị hoãn đình công, thời hạn hoãn đình công và các biện pháp để thực hiện quyết định hoãn đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được báo cáo của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ra quyết định hoãn đình công. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, người sử dụng lao động nơi dự kiến diễn ra đình công. Quyết định hoãn đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực kể từ ngày ký.
3. Căn cứ quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, người lao động, người sử dụng lao động và các cá nhân, tổ chức liên quan phải thực hiện ngay việc hoãn đình công theo quy định.
Điều 111. Trình tự, thủ tục thực hiện ngừng đình công
1. Khi xét thấy cuộc đình công thuộc các trường hợp quy định tại
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ngừng đình công, đồng thời gửi Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Đề nghị ngừng đình công gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm các nội dung cơ bản sau: Tên người sử dụng lao động nơi đang diễn ra đình công; tên tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công; địa điểm đình công; thời điểm bắt đầu đình công; phạm vi diễn ra đình công; số lượng người lao động đang tham gia đình công; yêu cầu của tổ chức đại diện người lao động; lý do ngừng đình công; kiến nghị về việc ngừng đình công và các biện pháp để thực hiện quyết định ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải có ý kiến để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định ngừng đình công.
3. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được ý kiến của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ra quyết định ngừng đình công. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, người sử dụng lao động nơi đang diễn ra đình công. Quyết định ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực kể từ ngày ký.
4. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định ngừng đình công, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, người lao động, người sử dụng lao động và các cá nhân, tổ chức liên quan phải thực hiện ngay việc ngừng đình công theo quy định.
5. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả thực hiện ngừng đình công.
Điều 112. Giải quyết quyền lợi của người lao động khi hoãn, ngừng đình công
1. Trong thời gian thực hiện quyết định hoãn, ngừng đình công theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, cấp huyện, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, người sử dụng lao động nơi bị hoãn, ngừng đình công và các cơ quan liên quan hỗ trợ các bên thương lượng, hòa giải để giải quyết quyền lợi của người lao động và các bất đồng khác liên quan.
2. Khi hết thời hạn hoãn, ngừng đình công theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hai bên không thương lượng giải quyết được quyền lợi của người lao động và các bất đồng khác có liên quan thì tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công có thể tiếp tục tổ chức đình công nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội biết ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tiếp tục đình công.
Điều 113. Quyền, trách nhiệm của người lao động khi ngừng đình công
1. Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định về việc ngừng đình công, người lao động phải trở lại làm việc và được trả lương.
2. Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định về việc ngừng đình công mà người lao động không trở lại làm việc thì không được trả lương, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Tùy theo mức độ vi phạm, người lao động bị xử lý kỷ luật theo quy định của nội quy lao động và quy định của pháp luật.
Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
- Số hiệu: 145/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/12/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1203 đến số 1204
- Ngày hiệu lực: 01/02/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 5. Nội dung hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết
- Điều 6. Nội dung hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở xuống
- Điều 7. Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù
- Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
- Điều 9. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần
- Điều 10. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
- Điều 11. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm
- Điều 12. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
- Điều 13. Bên thuê lại lao động
- Điều 14. Người lao động thuê lại
- Điều 15. Ký quỹ và sử dụng tiền ký quỹ
- Điều 16. Nộp tiền ký quỹ
- Điều 17. Quản lý tiền ký quỹ
- Điều 18. Rút tiền ký quỹ
- Điều 19. Trích tiền ký quỹ khi doanh nghiệp cho thuê lại không thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động thuê lại
- Điều 20. Nộp bổ sung tiền ký quỹ
- Điều 21. Điều kiện cấp giấy phép
- Điều 22. Thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép
- Điều 23. Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
- Điều 24. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
- Điều 25. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép
- Điều 26. Gia hạn giấy phép
- Điều 27. Cấp lại giấy phép
- Điều 28. Thu hồi giấy phép
- Điều 29. Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại trong trường hợp bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép
- Điều 30. Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động
- Điều 31. Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại
- Điều 32. Trách nhiệm của ngân hàng nhận ký quỹ
- Điều 33. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 34. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 36. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 37. Trách nhiệm tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
- Điều 38. Số lượng, thành phần tham gia đối thoại
- Điều 39. Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
- Điều 40. Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên
- Điều 41. Tổ chức đối thoại khi có vụ việc
- Điều 42. Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
- Điều 43. Nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai
- Điều 44. Nội dung, hình thức người lao động được tham gia ý kiến
- Điều 45. Nội dung, hình thức người lao động được quyết định
- Điều 46. Nội dung, hình thức người lao động được kiểm tra, giám sát
- Điều 47. Hội nghị người lao động
- Điều 48. Trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
- Điều 49. Chức năng của Hội đồng tiền lương quốc gia
- Điều 50. Nhiệm vụ của Hội đồng tiền lương quốc gia
- Điều 51. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia
- Điều 52. Hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia
- Điều 53. Trách nhiệm thực hiện về thành lập và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia
- Điều 54. Hình thức trả lương
- Điều 55. Tiền lương làm thêm giờ
- Điều 56. Tiền lương làm việc vào ban đêm
- Điều 57. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm
- Điều 58. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
- Điều 59. Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
- Điều 60. Giới hạn số giờ làm thêm
- Điều 61. Các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
- Điều 62. Thông báo về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
- Điều 63. Ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca
- Điều 64. Nghỉ trong giờ làm việc
- Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
- Điều 66. Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt
- Điều 67. Tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác
- Điều 68. Một số công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Điều 69. Nội quy lao động
- Điều 70. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
- Điều 71. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại
- Điều 72. Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại
- Điều 73. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
- Điều 74. Người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ
- Điều 75. Nơi có nhiều lao động
- Điều 76. Phòng vắt, trữ sữa mẹ
- Điều 77. Nhà trẻ, lớp mẫu giáo
- Điều 78. Quyền làm việc bình đẳng của người lao động, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới
- Điều 79. Tăng cường phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc
- Điều 80. Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
- Điều 81. Tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động
- Điều 82. Giúp đỡ, hỗ trợ của người sử dụng lao động về chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động
- Điều 83. Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động
- Điều 84. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
- Điều 85. Quy định của người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
- Điều 86. Trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
- Điều 88. Lao động là người giúp việc gia đình
- Điều 89. Một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình
- Điều 90. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động
- Điều 91. Trách nhiệm quản lý lao động là người giúp việc gia đình
- Điều 92. Tiêu chuẩn hòa giải viên lao động
- Điều 93. Trình tự và thủ tục bổ nhiệm hòa giải viên lao động
- Điều 94. Miễn nhiệm hòa giải viên lao động
- Điều 95. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động
- Điều 96. Chế độ, điều kiện hoạt động của hòa giải viên lao động
- Điều 97. Quản lý hòa giải viên lao động
- Điều 98. Tiêu chuẩn, điều kiện trọng tài viên lao động
- Điều 99. Bổ nhiệm trọng tài viên lao động
- Điều 100. Miễn nhiệm trọng tài viên lao động
- Điều 101. Thành lập Hội đồng trọng tài lao động
- Điều 102. Thành lập và hoạt động của Ban trọng tài lao động
- Điều 103. Chế độ, điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
- Điều 104. Quản lý nhà nước đối với trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
- Điều 105. Danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công
- Điều 106. Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền tại nơi sử dụng lao động không được đình công
- Điều 107. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích tại nơi sử dụng lao động không được đình công
- Điều 108. Giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền thương lượng tập thể tại nơi sử dụng lao động không được đình công