Điều 3 Nghị định 142/2016/NĐ-CP về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là việc thực hiện các biện pháp công nghệ, kỹ thuật để giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
2. Chặn lọc thông tin trên mạng là biện pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm tách lọc, ngăn chặn không cho các tín hiệu, gói tin, luồng thông tin gây xung đột đến thông tin, hệ thống thông tin.
3. Khắc phục xung đột thông tin trên mạng là hoạt động nhằm xử lý sự cố gây xung đột thông tin trên mạng.
4. Loại trừ xung đột thông tin trên mạng là hoạt động bảo vệ và đáp trả hợp pháp vào nguồn thông tin gây xung đột trên mạng.
5. Không gian mạng là môi trường được tạo từ cơ sở hạ tầng thông tin và hoạt động của các thành phần xã hội trên cơ sở hạ tầng thông tin đó nhằm cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin.
6. Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là tất cả các quyền của nhà nước đối với không gian mạng, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế.
7. Cơ quan nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng (sau đây viết gọn là cơ quan nghiệp vụ).
Nghị định 142/2016/NĐ-CP về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
- Số hiệu: 142/2016/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/10/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1199 đến số 1200
- Ngày hiệu lực: 01/12/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
- Điều 5. Kinh phí đảm bảo
- Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan nghiệp vụ
- Điều 7. Cung cấp thông tin
- Điều 8. Giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng
- Điều 9. Tiếp nhận và xử lý xung đột thông tin trên mạng
- Điều 10. Nội dung xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng
- Điều 11. Kết quả xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng
- Điều 12. Vai trò, trách nhiệm trong xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng
- Điều 13. Chặn lọc thông tin trên mạng
- Điều 14. Khắc phục xung đột thông tin trên mạng
- Điều 15. Loại trừ xung đột thông tin trên mạng
- Điều 16. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
- Điều 17. Nội dung hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
- Điều 18. Từ chối hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
- Điều 19. Quản lý nhà nước về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
- Điều 20. Bộ Quốc phòng
- Điều 21. Bộ Công an
- Điều 22. Bộ Thông tin và Truyền thông
- Điều 23. Bộ Ngoại giao
- Điều 24. Bộ Khoa học và Công nghệ
- Điều 25. Bộ Tài chính
- Điều 26. Các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 27. Tổ chức, cá nhân
- Điều 28. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet