Chương 3 Nghị định 136/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công
LẬP, THẨM ĐỊNH, QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG
Điều 28. Thẩm quyền, căn cứ lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án
1. Thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật Đầu tư công.
2. Căn cứ lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án theo quy định tại Điều 40 của Luật Đầu tư công.
Điều 29. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình đầu tư công
1. Trình tự lập, thẩm định, quyết định chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Luật Đầu tư công.
2. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình đầu tư công do Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật Đầu tư công.
3. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình đầu tư công do Hội đồng nhân dân quyết định chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Luật Đầu tư công:
a) Đối với chương trình sử dụng toàn bộ vốn cân đối ngân sách địa phương cấp tỉnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp tỉnh, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định do Sở Kế hoạch và Đầu tư là Thường trực Hội đồng thẩm định để thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình;
b) Đối với chương trình sử dụng toàn bộ vốn cân đối ngân sách cấp huyện, xã, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách cấp huyện, xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình;
c) Trên cơ sở báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định, chủ chương trình hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi và dự thảo Quyết định đầu tư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tương ứng nêu tại Điểm a và Điểm b Điều này xem xét, quyết định.
Điều 30. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án không có cấu phần xây dựng
1. Trình tự và nội dung quyết định đầu tư dự án do Bộ, ngành trung ương quản lý:
a) Người đứng đầu Bộ, ngành trung ương giao chủ đầu tư căn cứ chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án;
b) Chủ đầu tư căn cứ ý kiến thẩm định tại Điểm a Khoản này hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình người đứng đầu Bộ, ngành trung ương hoặc người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư dự án nhóm B, nhóm C theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 39 của Luật Đầu tư công quyết định đầu tư;
c) Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án, bao gồm các nội dung chủ yếu: tên dự án; chủ đầu tư; tổ chức tư vấn lập dự án (nếu có); mục tiêu, quy mô đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; địa điểm; thiết kế công nghệ (nếu có); quy chuẩn kỹ thuật; tổng mức đầu tư; nguồn vốn và dự kiến phân bổ nguồn vốn theo tiến độ; hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng;...
2. Trình tự và nội dung quyết định đầu tư dự án do cấp tỉnh quản lý:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao chủ đầu tư căn cứ chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan cấp dưới trực tiếp được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 39 của Luật Đầu tư công;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định do một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư là Thường trực Hội đồng thẩm định để thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhóm A do địa phương quản lý; giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhóm B và nhóm C;
c) Chủ đầu tư căn cứ ý kiến thẩm định tại Điểm b Khoản này hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan cấp dưới trực tiếp được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư dự án nhóm B, nhóm C theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 39 của Luật Đầu tư công quyết định đầu tư;
d) Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án, bao gồm các nội dung chủ yếu: tên dự án; chủ đầu tư; tổ chức tư vấn lập dự án (nếu có); mục tiêu, quy mô đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; địa điểm; thiết kế công nghệ (nếu có); quy chuẩn kỹ thuật; tổng mức đầu tư; nguồn vốn và dự kiến phân bổ nguồn vốn theo tiến độ; hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng;...
3. Trình tự và nội dung quyết định đầu tư dự án do cấp huyện, xã quản lý:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã giao chủ đầu tư căn cứ chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư hoặc thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án;
b) Chủ đầu tư căn cứ ý kiến thẩm định tại Điểm a Khoản này hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã hoặc cơ quan cấp dưới trực tiếp được phân cấp hoặc ủy quyền theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 39 của Luật Đầu tư công quyết định đầu tư;
c) Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án, bao gồm các nội dung chủ yếu: tên dự án; chủ đầu tư; tổ chức tư vấn lập dự án (nếu có); mục tiêu, quy mô đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; địa điểm; thiết kế công nghệ (nếu có); quy chuẩn kỹ thuật; tổng mức đầu tư; nguồn vốn và dự kiến phân bổ nguồn vốn theo tiến độ; hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng;...
1. Trình tự lập, thẩm định dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng và Luật Đầu tư công.
a) Cơ quan chủ trì thẩm định gửi chủ đầu tư, đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo thẩm định theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan thẩm định các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (nếu có); thẩm định toàn bộ dự án sửa chữa, cải tạo, bảo trì và nâng cấp sử dụng vốn đầu tư công (trừ dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước) có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng do cấp tỉnh quản lý; tổng hợp kết quả thẩm định gửi chủ đầu tư;
c) Chủ đầu tư căn cứ ý kiến thẩm định tại Điểm a và Điểm b Khoản này hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát sự phù hợp với chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối các nguồn vốn, tổng hợp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hoặc gửi cơ quan cấp dưới được phân cấp hoặc ủy quyền theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 39 của Luật Đầu tư công xem xét, quyết định đầu tư dự án.
3. Đối với dự án do cấp huyện, cấp xã quản lý:
a) Cơ quan chủ trì thẩm định gửi chủ đầu tư, đồng gửi cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư cấp huyện, cấp xã báo cáo thẩm định theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư cấp huyện, cấp xã chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan thẩm định các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (nếu có); thẩm định toàn bộ dự án sửa chữa, cải tạo, bảo trì và nâng cấp sử dụng vốn đầu tư công (trừ dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước) có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng do cấp huyện, xã quản lý; tổng hợp kết quả thẩm định gửi chủ đầu tư;
c) Chủ đầu tư căn cứ ý kiến thẩm định tại Điểm a và Điểm b Khoản này hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án gửi cơ quan chuyên môn quản lý về đầu tư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, hoặc gửi cơ quan cấp dưới được Ủy ban nhân dân cấp huyện phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư.
4. Người đứng đầu Bộ, ngành trung ương và chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, hoặc cơ quan cấp dưới được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư dự án, bao gồm các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Điều 32. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án khẩn cấp
Người đứng đầu Bộ, ngành trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án theo quy định tại Điều 39 của Luật Đầu tư công quyết định trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án khẩn cấp do Bộ, ngành trung ương và địa phương quản lý; tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế và dự toán phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
Trình tự, nội dung lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án theo hình thức đối tác công tư thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, pháp luật xây dựng,
Điều 34. Trình tự, nội dung lập, thẩm định, quyết định đầu tư điều chỉnh chương trình, dự án
1. Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư điều chỉnh chương trình, dự án thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 46 của Luật Đầu tư công.
2. Chủ chương trình, chủ đầu tư dự án:
a) Tổ chức đánh giá toàn bộ tình hình thực hiện chương trình, dự án đầu tư công đến thời điểm đề xuất điều chỉnh; báo cáo kết quả đánh giá chương trình, dự án đầu tư công đến cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư;
b) Giao cơ quan chuyên môn lập Báo cáo đề xuất điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công. Báo cáo điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công phải nêu rõ những lý do phải điều chỉnh; phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả tài chính (nếu có) do việc điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công mang lại;
c) Tổ chức thẩm định nội bộ việc điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công, bao gồm thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn trong trường hợp có điều chỉnh tăng quy mô làm tăng tổng mức đầu tư;
d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định theo quy định tại Điểm c Khoản này, hoàn chỉnh Báo cáo đề xuất điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công. Riêng trong trường hợp điều chỉnh chương trình, dự án có điều chỉnh tổng mức đầu tư:
- Chủ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu và người đứng đầu Bộ, ngành trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn từ nguồn thu để lại nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước của Bộ, ngành trung ương, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính Báo cáo đề xuất điều chỉnh chương trình, dự án để thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
- Chủ chương trình mục tiêu và chủ đầu tư dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư gửi cơ quan có thẩm quyền Báo cáo đề xuất điều chỉnh chương trình, dự án để thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
đ) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định theo quy định tại Điểm d Khoản này, hoàn chỉnh Báo cáo đề xuất điều chỉnh chương trình, dự án theo ý kiến thẩm định trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chương trình, dự án.
3. Cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chương trình, dự án phê duyệt quyết định đầu tư điều chỉnh theo các nội dung quy định tại Khoản 4 Điều này và thời gian quy định tại
4. Nội dung quyết định điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công bao gồm những điều chỉnh tương ứng với các nội dung quyết định chương trình, dự án đầu tư quy định trong Luật Đầu tư công và quy định tại Nghị định này.
Điều 35. Hồ sơ thẩm định chương trình đầu tư công
1. Hồ sơ thẩm định chương trình:
a) Tờ trình thẩm định chương trình, bao gồm: sự cần thiết đầu tư chương trình; mục tiêu và những nội dung chủ yếu của Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình; kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định chương trình đầu tư công;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 của Luật Đầu tư công;
c) Những tài liệu khác có liên quan phục vụ cho việc thẩm định chương trình, dự án đầu tư công.
2. Số lượng hồ sơ thẩm định chương trình đầu tư công gửi cơ quan chủ trì thẩm định hoặc Thường trực Hội đồng thẩm định là 20 bộ tài liệu. Cơ quan chủ trì thẩm định hoặc Thường trực Hội đồng thẩm định có thể yêu cầu chủ chương trình bổ sung số lượng hồ sơ thẩm định nếu thấy cần thiết.
Điều 36. Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư công
1. Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng:
a) Tờ trình thẩm định dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư dự án; mục tiêu và những nội dung chủ yếu của Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 của Luật Đầu tư công;
c) Báo cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổng hợp ý kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 của Luật Đầu tư công;
d) Những tài liệu khác có liên quan phục vụ cho việc thẩm định chương trình, dự án đầu tư công.
2. Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng, ý kiến của cộng đồng dân cư quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này và quy định khác của pháp luật liên quan.
3. Số lượng hồ sơ thẩm định gửi cơ quan chủ trì thẩm định hoặc thường trực Hội đồng thẩm định:
a) Đối với dự án không có cấu phần xây dựng nhóm A là 15 bộ tài liệu;
b) Đối với dự án không có cấu phần xây dựng nhóm B và nhóm C là 10 bộ tài liệu;
c) Đối với dự án có cấu phần xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng.
Cơ quan chủ trì thẩm định có thể yêu cầu cơ quan quản lý dự án bổ sung số lượng hồ sơ nếu thấy cần thiết.
Điều 37. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án
1. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án:
a) Tờ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án và Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được hoàn thiện theo ý kiến thẩm định;
b) Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của cấp có thẩm quyền;
c) Báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
d) Báo cáo thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi;
đ) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Số lượng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định chương trình, dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều này:
a) Đối với chương trình là 3 bộ tài liệu;
b) Đối với dự án nhóm A là 3 bộ tài liệu;
c) Đối với dự án nhóm B, nhóm C là 2 bộ tài liệu.
Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án có thể yêu cầu cơ quan trình Hồ sơ quyết định đầu tư chương trình, dự án bổ sung số lượng hồ sơ nếu thấy cần thiết.
Điều 38. Hồ sơ thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với chương trình, dự án điều chỉnh
1. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với chương trình, dự án điều chỉnh bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của chương trình, dự án gửi cơ quan có thẩm quyền;
b) Quyết định đầu tư lần đầu của chương trình, dự án và các quyết định đầu tư điều chỉnh trước đó của chương trình, dự án (nếu có);
c) Báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của chương trình, dự án để trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư lần đầu và các lần điều chỉnh trước đó;
d) Báo cáo thẩm định nội bộ điều chỉnh quyết định đầu tư chương trình, dự án;
đ) Các tài liệu liên quan khác theo yêu cầu của cơ quan thẩm định (nếu có).
2. Số lượng hồ sơ gửi cơ quan chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định tại
Điều 39. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư điều chỉnh chương trình, dự án
1. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư điều chỉnh chương trình, dự án bao gồm:
a) Tờ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư điều chỉnh chương trình, dự án; làm rõ mục tiêu, lý do điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 của Luật Đầu tư công;
b) Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của cấp có thẩm quyền;
c) Quyết định đầu tư chương trình, dự án của cấp có thẩm quyền quyết định lần đầu và các quyết định đầu tư điều chỉnh trước đó của cấp có thẩm quyền (nếu có);
d) Báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương trình, dự án theo tổng mức đầu tư điều chỉnh;
đ) Báo cáo thẩm định nội bộ đề xuất điều chỉnh chương trình, dự án và các báo cáo thẩm định khác theo quy định của pháp luật (nếu có);
e) Báo cáo kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chương trình, dự án theo quy định tại Khoản 3 Điều 46 của Luật Đầu tư công;
g) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Số lượng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư điều chỉnh chương trình, dự án theo quy định tại
Điều 40. Nội dung thẩm định chương trình, dự án
1. Nội dung thẩm định chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu bao gồm:
a) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định;
b) Sự phù hợp của chương trình với chủ trương đầu tư chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình quy định tại Khoản 1 Điều 47 của Luật Đầu tư công;
d) Sự phù hợp với nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định; sự phù hợp giữa tổng vốn đầu tư của chương trình với kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; cơ cấu các nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác; khả năng thu hồi vốn và trả nợ trong trường hợp sử dụng vốn vay.
2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng, bao gồm:
a) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định;
b) Sự phù hợp của dự án với chủ trương đầu tư dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án quy định tại Khoản 2 Điều 47 của Luật Đầu tư công;
d) Sự phù hợp với báo cáo thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; sự phù hợp giữa tổng mức đầu tư của dự án gắn với cân đối vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án; đánh giá các chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong quá trình khai thác dự án;
đ) Tác động lan tỏa của dự án đến sự phát triển ngành, lĩnh vực, các vùng lãnh thổ và các địa phương; đến tạo thêm nguồn thu ngân sách, việc làm, thu nhập và đời sống người dân; các tác động đến môi trường và phát triển bền vững.
3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều này và pháp luật về xây dựng.
4. Trong quá trình thẩm định chương trình, dự án đầu tư công với những nội dung quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này phải rà soát, đối chiếu với các quy định trong quyết định chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Những chỉ tiêu về quy mô, tổng mức đầu tư của dự án, bao gồm cơ cấu vốn không được vượt quá mức đã quy định trong quyết định chủ trương đầu tư. Trường hợp thật cần thiết phải điều chỉnh tăng quy mô, làm tăng tổng mức đầu tư của chương trình, dự án so với quy định tại quyết định chủ trương đầu tư phải báo cáo cơ quan quyết định chủ trương đầu tư cho ý kiến và phải thẩm định lại nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Nếu điều chỉnh tăng quy mô, nhưng không làm tăng tổng mức đầu tư và vẫn bảo đảm mục tiêu của dự án như trong quyết định chủ trương đầu tư thì không phải thẩm định lại nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
Điều 41. Nội dung thẩm định chương trình, dự án đầu tư điều chỉnh
1. Nội dung thẩm định chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu bao gồm:
a) Các nội dung quy định tại
b) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về điều chỉnh chương trình theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 46 của Luật Đầu tư công và của Nghị định này.
2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư công bao gồm:
a) Theo quy định tại Khoản 2 và
b) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về điều chỉnh dự án theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 46 của Luật Đầu tư công, pháp luật về xây dựng và của Nghị định này.
Điều 42. Nội dung thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với chương trình, dự án điều chỉnh
1. Sự tuân thủ các thủ tục, thẩm định nội bộ về việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, hoàn thiện hồ sơ.
2. Việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với phần tăng tổng mức đầu tư của dự án phải phù hợp với các quy định của Luật Đầu tư công, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công trung hạn 5 năm. Báo cáo thẩm định cần làm rõ:
a) Sự phù hợp của dự án về mục đích, đối tượng thuộc ngành, lĩnh vực, chương trình được đầu tư bằng nguồn vốn dự kiến sử dụng.
b) Khả năng bố trí vốn cho việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của dự án trong tổng số vốn kế hoạch đầu tư trung hạn của từng ngành, lĩnh vực, chương trình của Bộ, ngành trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật.
3. Mức vốn bố trí cho dự án từ nguồn vốn đề nghị thẩm định và thời gian bố trí vốn cụ thể.
Điều 43. Thời gian thẩm định chương trình, dự án
1. Thời gian thẩm định chương trình, dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:
a) Chương trình mục tiêu quốc gia: Không quá 40 ngày;
b) Chương trình mục tiêu: Không quá 30 ngày;
c) Dự án nhóm A: Không quá 40 ngày;
d) Dự án nhóm B: Không quá 30 ngày;
đ) Dự án nhóm C: Không quá 20 ngày.
2. Thời gian thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng.
3. Thời gian thẩm định tại Khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với khâu thẩm định để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công. Thời gian thẩm định nội bộ ở các Bộ, ngành trung ương và địa phương do Người đứng đầu Bộ, ngành trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể.
4. Trường hợp cần kéo dài thời gian thẩm định chương trình, dự án:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thẩm định chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu;
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thường trực Hội đồng thẩm định phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp cho phép kéo dài thời gian thẩm định chương trình đầu tư sử dụng toàn bộ vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương và các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư và dự án đầu tư công do địa phương quản lý;
c) Cơ quan chủ trì thẩm định hoặc Thường trực Hội đồng thẩm định dự án đầu tư công phải thông báo cơ quan quyết định đầu tư dự án thời gian thẩm định kéo dài;
d) Thời gian thẩm định kéo dài quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này không quá thời gian thẩm định tương ứng được quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Thời gian quyết định đầu tư và quyết định điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo số ngày như sau:
a) Chương trình mục tiêu quốc gia: không quá 30 ngày;
b) Chương trình mục tiêu: không quá 20 ngày;
c) Dự án nhóm A: không quá 20 ngày;
d) Dự án nhóm B và nhóm C: không quá 15 ngày.
2. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc quyết định điều chỉnh chương trình, dự án, Bộ, ngành trung ương và địa phương quản lý chương trình, dự án gửi:
a) Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính: các quyết định đầu tư và quyết định điều chỉnh chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương; vốn công trái quốc gia; vốn trái phiếu Chính phủ; vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước; vốn đầu tư từ nguồn thu để lại nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước của Bộ, ngành trung ương;
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư cấp huyện, xã: các quyết định đầu tư và quyết định điều chỉnh chương trình, dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương.
Nghị định 136/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công
- Số hiệu: 136/2015/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 31/12/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 111 đến số 112
- Ngày hiệu lực: 15/02/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Phân loại chương trình đầu tư công
- Điều 5. Phân loại dự án đầu tư công
- Điều 6. Điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công
- Điều 7. Chi phí lập, thẩm định chương trình, dự án đầu tư công
- Điều 8. Thẩm quyền, điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án
- Điều 9. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công
- Điều 10. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A
- Điều 11. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
- Điều 12. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B và nhóm C, trừ dự án nhóm C quy mô nhỏ thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia quy định tại Điều 13 của Nghị định này
- Điều 13. Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư theo quy trình rút gọn đối với dự án nhóm C quy mô nhỏ của các chương trình mục tiêu quốc gia có kỹ thuật không phức tạp, Nhà nước hỗ trợ đầu tư một phần, phần còn lại do nhân dân đóng góp
- Điều 14. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án khẩn cấp nhóm B và nhóm C sử dụng vốn ngân sách trung ương
- Điều 15. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án khẩn cấp nhóm B và nhóm C sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương
- Điều 16. Nguyên tắc, thời gian quyết định chủ trương đầu tư và triển khai dự án khẩn cấp
- Điều 17. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án theo hình thức đối tác công tư
- Điều 18. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
- Điều 19. Nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án
- Điều 20. Hồ sơ thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án
- Điều 21. Hồ sơ thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương trình, dự án
- Điều 22. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án
- Điều 23. Nội dung thẩm định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công
- Điều 24. Nội dung thẩm định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công
- Điều 25. Nội dung thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của chương trình, dự án
- Điều 26. Thời gian thẩm định chủ trương đầu tư chương trình, dự án và cơ quan gửi kết quả thẩm định
- Điều 27. Thời gian quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án và thời gian gửi quyết định chủ trương đầu tư cho cơ quan tổng hợp kế hoạch đầu tư công
- Điều 28. Thẩm quyền, căn cứ lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án
- Điều 29. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình đầu tư công
- Điều 30. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án không có cấu phần xây dựng
- Điều 31. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án có cấu phần xây dựng
- Điều 32. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án khẩn cấp
- Điều 33. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án theo hình thức đối tác công tư
- Điều 34. Trình tự, nội dung lập, thẩm định, quyết định đầu tư điều chỉnh chương trình, dự án
- Điều 35. Hồ sơ thẩm định chương trình đầu tư công
- Điều 36. Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư công
- Điều 37. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án
- Điều 38. Hồ sơ thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với chương trình, dự án điều chỉnh
- Điều 39. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư điều chỉnh chương trình, dự án
- Điều 40. Nội dung thẩm định chương trình, dự án
- Điều 41. Nội dung thẩm định chương trình, dự án đầu tư điều chỉnh
- Điều 42. Nội dung thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với chương trình, dự án điều chỉnh
- Điều 43. Thời gian thẩm định chương trình, dự án
- Điều 44. Thời gian quyết định và quyết định điều chỉnh chương trình, dự án và thời gian gửi quyết định và quyết định điều chỉnh chương trình, dự án cho các cơ quan tổng hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm
- Điều 45. Tổ chức quản lý dự án
- Điều 46. Thiết kế dự án
- Điều 47. Nội dung và xác định tổng mức đầu tư của dự án
- Điều 48. Nội dung và xác định dự toán dự án
- Điều 49. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán dự án
- Điều 50. Trình tự, thủ tục và thời gian thẩm định thiết kế, dự toán dự án
- Điều 51. Nội dung thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán dự án
- Điều 52. Hồ sơ thẩm định thiết kế và dự toán đầu tư
- Điều 53. Nghiệm thu đưa dự án vào khai thác sử dụng
- Điều 54. Kết thúc đầu tư dự án
- Điều 55. Vận hành dự án
- Điều 56. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
- Điều 57. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 58. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 59. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
- Điều 60. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, ngành trung ương
- Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp
- Điều 62. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 63. Nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Điều 64. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 65. Hội đồng thẩm định nhà nước và Hội đồng thẩm định liên ngành
- Điều 66. Trách nhiệm của Chủ tịch, Phó chủ tịch và thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước, Hội đồng thẩm định liên ngành
- Điều 67. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư chương trình, dự án