Mục 1 Chương 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân
Mục 1. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ THỂ DỮ LIỆU
Điều 9. Quyền của chủ thể dữ liệu
1. Quyền được biết
Chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Quyền đồng ý
Chủ thể dữ liệu được đồng ý hoặc không đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp quy định tại
3. Quyền truy cập
Chủ thể dữ liệu được truy cập để xem, chỉnh sửa hoặc yêu cầu chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
4. Quyền rút lại sự đồng ý
Chủ thể dữ liệu được quyền rút lại sự đồng ý của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
5. Quyền xóa dữ liệu
Chủ thể dữ liệu được xóa hoặc yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
6. Quyền hạn chế xử lý dữ liệu
a) Chủ thể dữ liệu được yêu cầu hạn chế xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác;
b) Việc hạn chế xử lý dữ liệu được thực hiện trong 72 giờ sau khi có yêu cầu của chủ thể dữ liệu, với toàn bộ dữ liệu cá nhân mà chủ thể dữ liệu yêu cầu hạn chế, trừ trường hợp luật có quy định khác.
7. Quyền cung cấp dữ liệu
Chủ thể dữ liệu được yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân cung cấp cho bản thân dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
8. Quyền phản đối xử lý dữ liệu
a) Chủ thể dữ liệu được phản đối Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân xử lý dữ liệu cá nhân của mình nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế tiết lộ dữ liệu cá nhân hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo, tiếp thị, trừ trường hợp luật có quy định khác;
b) Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện yêu cầu của chủ thể dữ liệu trong 72 giờ sau khi nhận được yêu cầu, trừ trường hợp luật có quy định khác.
9. Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện
Chủ thể dữ liệu có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
10. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Chủ thể dữ liệu có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi xảy ra vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
11. Quyền tự bảo vệ
Chủ thể dữ liệu có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan và Nghị định này, hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các phương thức bảo vệ quyền dân sự theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Dân sự.
Điều 10. Nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu
1. Tự bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình; yêu cầu các tổ chức, cá nhân khác có liên quan bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình.
2. Tôn trọng, bảo vệ dữ liệu cá nhân của người khác.
3. Cung cấp đầy đủ, chính xác dữ liệu cá nhân khi đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân.
4. Tham gia tuyên truyền, phổ biến kỹ năng bảo vệ dữ liệu cá nhân.
5. Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân và tham gia phòng, chống các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân
- Số hiệu: 13/2023/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 17/04/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Lưu Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 685 đến số 686
- Ngày hiệu lực: 01/07/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân
- Điều 4. Xử lý vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân
- Điều 5. Quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân
- Điều 6. Áp dụng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, các luật liên quan và Điều ước quốc tế
- Điều 7. Hợp tác quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân
- Điều 8. Hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 11. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu
- Điều 12. Rút lại sự đồng ý
- Điều 13. Thông báo xử lý dữ liệu cá nhân
- Điều 14. Cung cấp dữ liệu cá nhân
- Điều 15. Chỉnh sửa dữ liệu cá nhân
- Điều 16. Lưu trữ, xóa, hủy dữ liệu cá nhân
- Điều 17. Xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu
- Điều 18. Xử lý dữ liệu cá nhân thu được từ hoạt động ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng
- Điều 19. Xử lý dữ liệu cá nhân của người bị tuyên bố mất tích, đã chết
- Điều 20. Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em
- Điều 21. Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong kinh doanh dịch vụ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm quảng cáo
- Điều 22. Thu thập, chuyển giao, mua, bán trái phép dữ liệu cá nhân
- Điều 23. Thông báo vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân
- Điều 26. Biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân
- Điều 27. Bảo vệ dữ liệu cá nhân cơ bản
- Điều 28. Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm
- Điều 29. Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân và Cổng thông tin quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân
- Điều 30. Điều kiện bảo đảm hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân
- Điều 31. Kinh phí bảo đảm hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân
- Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 33. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
- Điều 36. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 37. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 38. Trách nhiệm của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân
- Điều 39. Trách nhiệm của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân
- Điều 40. Trách nhiệm của Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu
- Điều 41. Trách nhiệm của Bên thứ Ba
- Điều 42. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan