Điều 5 Nghị định 117/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước
1. Người đăng ký dự tuyển vào công chức phải bảo đảm những điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
b) Tuổi của người dự tuyển từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi. Trường hợp người dự tuyển là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước thì tuổi dự tuyển có thể cao hơn nhưng không quá 45 tuổi;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển;
d) Đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ, công vụ;
đ) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
2. Những người dự tuyển vào công chức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003 phải qua thực hiện chế độ công chức dự bị.
3. Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào tính chất và đặc điểm chuyên môn nghiệp vụ của ngạch tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng có thể bổ sung thêm một số điều kiện đối với người dự tuyển.
Nghị định 117/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước
- Số hiệu: 117/2003/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/10/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 166
- Ngày hiệu lực: 29/10/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng điều chỉnh
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Phân loại công chức
- Điều 5. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
- Điều 6. Tuyển dụng công chức
- Điều 7. Ưu tiên trong thi tuyển
- Điều 8. Ưu tiên trong xét tuyển
- Điều 9. Căn cứ tuyển dụng
- Điều 10. Thông báo tuyển dụng
- Điều 11. Hội đồng tuyển dụng
- Điều 12. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng
- Điều 13. Cách tính điểm trong kỳ thi tuyển
- Điều 14. Nguyên tắc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển
- Điều 15. Thời hạn ra quyết định tuyển dụng và nhận việc
- Điều 16. Tập sự
- Điều 17. Hướng dẫn tập sự
- Điều 18. Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự
- Điều 19. Bổ nhiệm vào ngạch công chức
- Điều 20. Huỷ bỏ quyết định tuyển dụng
- Điều 21. Bố trí, phân công công tác
- Điều 22. Chuyển ngạch
- Điều 23. Nâng ngạch, nâng bậc lương
- Điều 24. Cử công chức dự thi nâng ngạch
- Điều 25. Tổ chức thi nâng ngạch
- Điều 26. Hội đồng thi nâng ngạch
- Điều 27. Nhiệm vụ và quyền hạn Hội đồng thi nâng ngạch
- Điều 28. Cách tính điểm và xác định trúng tuyển
- Điều 29. Chứng nhận ngạch và bổ nhiệm vào ngạch công chức
- Điều 31. Điều động
- Điều 32. Bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo
- Điều 33. Miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo
- Điều 34. Từ chức
- Điều 35. Luân chuyển
- Điều 36. Biệt phái
- Điều 40. Nội dung quản lý công chức
- Điều 41. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ
- Điều 42. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 43. Phân công cơ quan quản lý ngạch công chức chuyên ngành
- Điều 44. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngành
- Điều 45. Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 46. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan sử dụng công chức
- Điều 47. Quản lý hồ sơ công chức