Mục 4 Chương 3 Nghị định 117/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước
Đánh giá công chức để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với công chức.
Điều 38. Căn cứ và trình tự đánh giá công chức
1. Khi đánh giá công chức, cơ quan sử dụng công chức phải căn cứ vào nhiệm vụ được phân công, kết quả hoàn thành nhiệm vụ và phẩm chất đạo đức của công chức.
2. Việc đánh giá công chức được tổ chức hàng năm và thực hiện vào cuối năm theo trình tự sau: công chức tự nhận xét công tác; tập thể nơi công chức làm việc tham gia góp ý và ghi phiếu phân loại; sau khi tham khảo ý kiến nhận xét, phân loại của tập thể, người đứng đầu cơ quan đánh giá và quyết định xếp loại công chức; thông báo ý kiến đánh giá đến từng công chức.
3. Công chức có quyền được trình bày, bảo lưu ý kiến tự đánh giá nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
4. Việc đánh giá công chức biệt phái do cơ quan sử dụng công chức thực hiện. Văn bản đánh giá công chức biệt phái được gửi về cơ quan cử biệt phái để lưu vào hồ sơ công chức.
5. Tài liệu đánh giá công chức được lưu giữ trong hồ sơ công chức.
Điều 39. Đánh giá công chức lãnh đạo
Việc đánh giá công chức giữ chức vụ lãnh đạo được thực hiện theo phân cấp quản lý. Ngoài những căn cứ nêu tại
Nghị định 117/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước
- Số hiệu: 117/2003/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/10/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 166
- Ngày hiệu lực: 29/10/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng điều chỉnh
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Phân loại công chức
- Điều 5. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
- Điều 6. Tuyển dụng công chức
- Điều 7. Ưu tiên trong thi tuyển
- Điều 8. Ưu tiên trong xét tuyển
- Điều 9. Căn cứ tuyển dụng
- Điều 10. Thông báo tuyển dụng
- Điều 11. Hội đồng tuyển dụng
- Điều 12. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng
- Điều 13. Cách tính điểm trong kỳ thi tuyển
- Điều 14. Nguyên tắc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển
- Điều 15. Thời hạn ra quyết định tuyển dụng và nhận việc
- Điều 16. Tập sự
- Điều 17. Hướng dẫn tập sự
- Điều 18. Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự
- Điều 19. Bổ nhiệm vào ngạch công chức
- Điều 20. Huỷ bỏ quyết định tuyển dụng
- Điều 21. Bố trí, phân công công tác
- Điều 22. Chuyển ngạch
- Điều 23. Nâng ngạch, nâng bậc lương
- Điều 24. Cử công chức dự thi nâng ngạch
- Điều 25. Tổ chức thi nâng ngạch
- Điều 26. Hội đồng thi nâng ngạch
- Điều 27. Nhiệm vụ và quyền hạn Hội đồng thi nâng ngạch
- Điều 28. Cách tính điểm và xác định trúng tuyển
- Điều 29. Chứng nhận ngạch và bổ nhiệm vào ngạch công chức
- Điều 31. Điều động
- Điều 32. Bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo
- Điều 33. Miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo
- Điều 34. Từ chức
- Điều 35. Luân chuyển
- Điều 36. Biệt phái
- Điều 40. Nội dung quản lý công chức
- Điều 41. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ
- Điều 42. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 43. Phân công cơ quan quản lý ngạch công chức chuyên ngành
- Điều 44. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngành
- Điều 45. Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 46. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan sử dụng công chức
- Điều 47. Quản lý hồ sơ công chức