Mục 1 Chương 3 Nghị định 117/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước
MỤC 1: BỐ TRÍ, PHÂN CÔNG CÔNG TÁC, CHUYỂN NGẠCH, NÂNG NGẠCH
Điều 21. Bố trí, phân công công tác
1. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức chịu trách nhiệm bố trí, phân công, giao nhiệm vụ cho công chức, bảo đảm các điều kiện cần thiết để công chức thi hành nhiệm vụ, thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức.
2. Khi thực hiện việc bố trí, phân công công tác cho công chức phải bảo đảm phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với ngạch công chức được bổ nhiệm, công chức ở ngạch nào thì bố trí công việc phù hợp với ngạch đó.
3. Công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; công chức giữ chức vụ lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của công chức thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
1. Công chức được phân công nhiệm vụ mới không phù hợp với ngạch công chức đang giữ thì phải chuyển ngạch cho phù hợp với vị trí và chuyên môn nghiệp vụ được giao.
2. Công chức được chuyển ngạch phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch được chuyển và phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan.
3. Cơ quan sử dụng công chức khi chuyển ngạch cho công chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra để sát hạch về trình độ, năng lực của công chức. Nếu công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch mới, thì cơ quan sử dụng công chức ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức bổ nhiệm.
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu bộ phận tổ chức cán bộ cơ quan;
c) Các ủy viên Hội đồng là lãnh đạo bộ phận chuyên môn, một số công chức có năng lực, trình độ nghiệp vụ ở cùng ngạch hoặc ngạch cao hơn (Chủ tịch Hội đồng phân công một trong số các Uỷ viên kiêm Thư ký Hội đồng).
5. Hội đồng kiểm tra có nhiệm vụ:
a) Xem xét các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của ngạch mới, văn bản đánh giá nhận xét quá trình công tác của cơ quan cũ;
b) Phỏng vấn công chức chuyển ngạch các vấn đề về chính trị, xã hội, chuyên môn;
c) Kiểm tra công chức chuyển ngạch soạn thảo văn bản quản lý theo yêu cầu nhiệm vụ của ngạch;
d) Hội đồng kiểm tra họp đánh giá kết quả; nếu xét thấy công chức đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức bổ nhiệm vào ngạch.
6. Khi xét chuyển ngạch không được kết hợp nâng ngạch, nâng bậc lương.
Điều 23. Nâng ngạch, nâng bậc lương
1. Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và còn ngạch trên trong cùng ngành chuyên môn thì có thể được nâng ngạch. Việc nâng ngạch cho công chức phải thông qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định. Công chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xem xét để nâng ngạch.
2. Công chức có đủ tiêu chuẩn, thời hạn và còn bậc trong ngạch thì được xem xét để nâng bậc lương. Công chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xem xét để nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định của Chính phủ.
3. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ nếu công chức đạt hiệu quả công tác cao và có triển vọng phát triển thì được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định nâng ngạch hoặc nâng bậc lương trước thời hạn theo phân cấp.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn việc nâng ngạch và nâng bậc lương trước thời hạn quy định tại Điều này.
Điều 24. Cử công chức dự thi nâng ngạch
1. Việc xét cử công chức dự thi nâng ngạch do Hội đồng sơ tuyển của cơ quan thực hiện trên cơ sở nhu cầu ngạch công chức của cơ quan, vị trí công tác của công chức, phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, khả năng phát triển, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của công chức. Thành phần Hội đồng sơ tuyển như thành phần của Hội đồng kiểm tra khi chuyển ngạch quy định tại
Điều 25. Tổ chức thi nâng ngạch
Hàng năm, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức căn cứ vào cơ cấu ngạch công chức, xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu thi nâng ngạch gửi Bộ Nội vụ để thống nhất kế hoạch và chỉ tiêu dự thi.
1. Khi tổ chức thi nâng ngạch, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi phải thành lập Hội đồng thi nâng ngạch có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người phụ trách công tác quản lý cán bộ, công chức của cơ quan được giao quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức;
c) Các ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo các đơn vị chuyên ngành của cơ quan được giao quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức;
d) Uỷ viên kiêm Thư ký Hội đồng là người phụ trách lĩnh vực tuyển dụng và nâng ngạch của cơ quan được giao quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức.
2. Giúp việc Hội đồng nâng ngạch có Ban coi thi, Ban chấm thi.
Hội đồng thi nâng ngạch hoạt động theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
2. Tổ chức việc ra đề thi; thành lập Ban coi thi, Ban chấm thi;
3. Tiếp nhận và xét hồ sơ dự thi; thông báo danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự thi;
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dự thi.
Điều 28. Cách tính điểm và xác định trúng tuyển
1. Mỗi phần thi được chấm theo thang điểm 100.
2. Người trúng tuyển trong kỳ thi là người phải thi đủ các môn thi, có số điểm của mỗi phần thi đạt từ 55 điểm trở lên.
Điều 29. Chứng nhận ngạch và bổ nhiệm vào ngạch công chức
1. Căn cứ vào kết quả kỳ thi, chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày có kết quả thi, cơ quan có thẩm quyền quản lý ngạch công chức cấp giấy chứng nhận ngạch cho công chức đạt kết quả kỳ thi.
2. Căn cứ vào giấy chứng nhận ngạch, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương cho công chức vào ngạch dự thi theo quy định.
Nghị định 117/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước
- Số hiệu: 117/2003/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/10/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 166
- Ngày hiệu lực: 29/10/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng điều chỉnh
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Phân loại công chức
- Điều 5. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
- Điều 6. Tuyển dụng công chức
- Điều 7. Ưu tiên trong thi tuyển
- Điều 8. Ưu tiên trong xét tuyển
- Điều 9. Căn cứ tuyển dụng
- Điều 10. Thông báo tuyển dụng
- Điều 11. Hội đồng tuyển dụng
- Điều 12. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng
- Điều 13. Cách tính điểm trong kỳ thi tuyển
- Điều 14. Nguyên tắc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển
- Điều 15. Thời hạn ra quyết định tuyển dụng và nhận việc
- Điều 16. Tập sự
- Điều 17. Hướng dẫn tập sự
- Điều 18. Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự
- Điều 19. Bổ nhiệm vào ngạch công chức
- Điều 20. Huỷ bỏ quyết định tuyển dụng
- Điều 21. Bố trí, phân công công tác
- Điều 22. Chuyển ngạch
- Điều 23. Nâng ngạch, nâng bậc lương
- Điều 24. Cử công chức dự thi nâng ngạch
- Điều 25. Tổ chức thi nâng ngạch
- Điều 26. Hội đồng thi nâng ngạch
- Điều 27. Nhiệm vụ và quyền hạn Hội đồng thi nâng ngạch
- Điều 28. Cách tính điểm và xác định trúng tuyển
- Điều 29. Chứng nhận ngạch và bổ nhiệm vào ngạch công chức
- Điều 31. Điều động
- Điều 32. Bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo
- Điều 33. Miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo
- Điều 34. Từ chức
- Điều 35. Luân chuyển
- Điều 36. Biệt phái
- Điều 40. Nội dung quản lý công chức
- Điều 41. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ
- Điều 42. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 43. Phân công cơ quan quản lý ngạch công chức chuyên ngành
- Điều 44. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngành
- Điều 45. Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 46. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan sử dụng công chức
- Điều 47. Quản lý hồ sơ công chức