Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
1. Người được tuyển dụng vào viên chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
2. Thời gian tập sự được quy định như sau:
a) 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học. Riêng đối với chức danh nghề nghiệp bác sĩ là 09 tháng;
b) 09 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng;
c) 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp.
d) Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
Trường hợp người tập sự nghỉ ốm đau hoặc có lý do chính đáng dưới 14 ngày mà được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi người được tuyển dụng vào viên chức đang thực hiện chế độ tập sự đồng ý thì thời gian này được tính vào thời gian tập sự.
3. Nội dung tập sự:
a) Nắm vững quy định của pháp luật viên chức về quyền, nghĩa vụ của viên chức, những việc viên chức không được làm; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập nơi công tác; nội quy, quy chế làm việc của đơn vị; chức trách, nhiệm vụ và yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng;
b) Trau dồi kiến thức và rèn luyện năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng;
c) Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
4. Trong thời gian thực hiện chế độ tập sự, đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng viên chức phải cử viên chức tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp trước khi bổ nhiệm. Thời gian tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thời gian thực hiện chế độ tập sự.
6. Không bố trí, phân công công tác đối với người được tuyển dụng đang trong thời gian thực hiện chế độ tập sự sang vị trí việc làm khác vị trí được tuyển dụng ở trong cùng đơn vị sự nghiệp công lập hoặc sang đơn vị sự nghiệp công lập khác.
Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- Số hiệu: 115/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 25/09/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 935 đến số 936
- Ngày hiệu lực: 29/09/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Căn cứ tuyển dụng viên chức
- Điều 5. Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức
- Điều 6. Ưu tiên trong tuyển dụng viên chức
- Điều 7. Thẩm quyền tuyển dụng viên chức
- Điều 8. Hội đồng tuyển dụng viên chức
- Điều 9. Hình thức, nội dung và thời gian thi
- Điều 10. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức
- Điều 11. Nội dung, hình thức xét tuyển viên chức
- Điều 12. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức
- Điều 13. Tiếp nhận vào làm viên chức
- Điều 14. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển
- Điều 15. Trình tự tổ chức tuyển dụng
- Điều 16. Thông báo kết quả tuyển dụng viên chức
- Điều 17. Hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng
- Điều 18. Ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc
- Điều 21. Chế độ tập sự
- Điều 22. Hướng dẫn tập sự
- Điều 23. Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự
- Điều 24. Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức đối với người tập sự sau khi hết thời gian tập sự
- Điều 25. Chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người tập sự
- Điều 28. Chức danh nghề nghiệp viên chức
- Điều 29. Thay đổi chức danh nghề nghiệp
- Điều 30. Xét chuyển chức danh nghề nghiệp
- Điều 31. Căn cứ, nguyên tắc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
- Điều 32. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
- Điều 33. Phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực sự nghiệp
- Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
- Điều 35. Cử viên chức tham dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
- Điều 36. Hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
- Điều 37. Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
- Điều 38. Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
- Điều 39. Hình thức, nội dung và thời gian thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
- Điều 40. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
- Điều 41. Xét thăng hạng đặc cách chức danh nghề nghiệp
- Điều 42. Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
- Điều 43. Thời hạn giữ chức vụ
- Điều 44. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm
- Điều 45. Trách nhiệm và thẩm quyền trong công tác bổ nhiệm viên chức quản lý
- Điều 46. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm viên chức quản lý
- Điều 47. Bổ nhiệm trong trường hợp khác
- Điều 48. Hồ sơ bổ nhiệm
- Điều 49. Thời điểm, thời hạn và nguyên tắc thực hiện bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý
- Điều 50. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại
- Điều 51. Thủ tục bổ nhiệm lại
- Điều 52. Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu
- Điều 53. Hồ sơ bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu
- Điều 54. Thôi giữ chức vụ đối với viên chức quản lý
- Điều 55. Miễn nhiệm đối với viên chức quản lý
- Điều 56. Chế độ, chính sách đối với viên chức thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến miễn nhiệm đối với viên chức
- Điều 57. Giải quyết thôi việc đối với viên chức
- Điều 58. Trợ cấp thôi việc đối với viên chức thôi việc
- Điều 59. Thủ tục nghỉ hưu
- Điều 60. Chế độ, chính sách và cơ chế quản lý đối với trường hợp viên chức đã nghỉ hưu thực hiện ký hợp đồng vụ, việc với đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 61. Nội dung quản lý viên chức
- Điều 62. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ
- Điều 63. Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.
- Điều 64. Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành
- Điều 65. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 66. Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập