Mục 5 Chương 2 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
Điều 19. Mẫu các loại hợp đồng làm việc
1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng (Mẫu số 02 hoặc Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này).
2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này).
Điều 20. Các nội dung liên quan đến hợp đồng làm việc
1. Hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Trường hợp viên chức là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thì do cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp đồng làm việc.
2. Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 nhưng đang thực hiện hợp đồng làm việc xác định thời hạn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết, kể cả trường hợp viên chức chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác theo quy định tại khoản 4 Điều này, sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng làm việc đã ký kết thì được ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu có thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức thỏa thuận với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về các nội dung thay đổi đó và được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng làm việc hoặc ký kết hợp đồng làm việc mới có những nội dung thay đổi đó.
4. Trường hợp viên chức được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác thì không thực hiện việc tuyển dụng mới và không giải quyết chế độ thôi việc, nhưng phải ký kết hợp đồng làm việc mới với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời thực hiện chế độ tiền lương đối với viên chức phù hợp trên cơ sở căn cứ vào loại hình hợp đồng làm việc của viên chức đang được ký kết tại đơn vị sự nghiệp công lập trước khi chuyển công tác, năng lực, trình độ đào tạo, quá trình công tác, diễn biến tiền lương và thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của viên chức.
Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- Số hiệu: 115/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 25/09/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 935 đến số 936
- Ngày hiệu lực: 29/09/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Căn cứ tuyển dụng viên chức
- Điều 5. Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức
- Điều 6. Ưu tiên trong tuyển dụng viên chức
- Điều 7. Thẩm quyền tuyển dụng viên chức
- Điều 8. Hội đồng tuyển dụng viên chức
- Điều 9. Hình thức, nội dung và thời gian thi
- Điều 10. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức
- Điều 11. Nội dung, hình thức xét tuyển viên chức
- Điều 12. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức
- Điều 13. Tiếp nhận vào làm viên chức
- Điều 14. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển
- Điều 15. Trình tự tổ chức tuyển dụng
- Điều 16. Thông báo kết quả tuyển dụng viên chức
- Điều 17. Hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng
- Điều 18. Ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc
- Điều 21. Chế độ tập sự
- Điều 22. Hướng dẫn tập sự
- Điều 23. Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự
- Điều 24. Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức đối với người tập sự sau khi hết thời gian tập sự
- Điều 25. Chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người tập sự
- Điều 28. Chức danh nghề nghiệp viên chức
- Điều 29. Thay đổi chức danh nghề nghiệp
- Điều 30. Xét chuyển chức danh nghề nghiệp
- Điều 31. Căn cứ, nguyên tắc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
- Điều 32. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
- Điều 33. Phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực sự nghiệp
- Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
- Điều 35. Cử viên chức tham dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
- Điều 36. Hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
- Điều 37. Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
- Điều 38. Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
- Điều 39. Hình thức, nội dung và thời gian thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
- Điều 40. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
- Điều 41. Xét thăng hạng đặc cách chức danh nghề nghiệp
- Điều 42. Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
- Điều 43. Thời hạn giữ chức vụ
- Điều 44. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm
- Điều 45. Trách nhiệm và thẩm quyền trong công tác bổ nhiệm viên chức quản lý
- Điều 46. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm viên chức quản lý
- Điều 47. Bổ nhiệm trong trường hợp khác
- Điều 48. Hồ sơ bổ nhiệm
- Điều 49. Thời điểm, thời hạn và nguyên tắc thực hiện bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý
- Điều 50. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại
- Điều 51. Thủ tục bổ nhiệm lại
- Điều 52. Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu
- Điều 53. Hồ sơ bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu
- Điều 54. Thôi giữ chức vụ đối với viên chức quản lý
- Điều 55. Miễn nhiệm đối với viên chức quản lý
- Điều 56. Chế độ, chính sách đối với viên chức thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến miễn nhiệm đối với viên chức
- Điều 57. Giải quyết thôi việc đối với viên chức
- Điều 58. Trợ cấp thôi việc đối với viên chức thôi việc
- Điều 59. Thủ tục nghỉ hưu
- Điều 60. Chế độ, chính sách và cơ chế quản lý đối với trường hợp viên chức đã nghỉ hưu thực hiện ký hợp đồng vụ, việc với đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 61. Nội dung quản lý viên chức
- Điều 62. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ
- Điều 63. Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.
- Điều 64. Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành
- Điều 65. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 66. Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập