Chương 5 Nghị định 115/2003/NĐ-CP về chế độ công chức dự bị
Công chức dự bị có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ thì được xét khen thưởng theo quy định tại Điều 37 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
1. Công chức dự bị vi phạm các quy định của pháp luật, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Buộc thôi việc.
3. Công chức dự bị vi phạm pháp luật mà có dấu hiệu của tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Công chức dự bị nếu bị tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
4. Công chức dự bị làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Công chức dự bị có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ mà có lỗi gây thiệt hại cho người khác thì phải hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Việc xử lý kỷ luật đối với công chức dự bị do Hội đồng kỷ luật của cơ quan sử dụng công chức dự bị xem xét và đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định tại
2. Hội đồng kỷ luật công chức dự bị do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức dự bị thành lập, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức dự bị;
b) Uỷ viên Hội đồng gồm: người phụ trách công tác tổ chức cán bộ của cơ quan sử dụng công chức dự bị và đại diện công đoàn hoặc đại diện công chức của cơ quan sử dụng công chức dự bị (nếu cơ quan đó chưa có tổ chức công đoàn).
Điều 29. Xem xét kỷ luật và giải quyết các khiếu nại về kỷ luật
Việc xem xét kỷ luật và giải quyết các khiếu nại về kỷ luật đối với công chức dự bị còn được thực hiện theo quy định tại các điều 41, 42, 44 và 45 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
Nghị định 115/2003/NĐ-CP về chế độ công chức dự bị
- Số hiệu: 115/2003/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/10/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 166
- Ngày hiệu lực: 29/10/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Tuyển dụng công chức dự bị
- Điều 5. Tiêu chuẩn và điều kiện dự tuyển
- Điều 6. Ưu tiên trong thi tuyển công chức dự bị
- Điều 7. Ưu tiên trong xét tuyển công chức dự bị
- Điều 8. Kế hoạch tuyển dụng công chức dự bị
- Điều 9. Thông báo tuyển công chức dự bị
- Điều 10. Sơ tuyển
- Điều 11. Hội đồng tuyển dụng công chức dự bị
- Điều 12. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng
- Điều 13. Cách tính điểm và trúng tuyển trong kỳ thi tuyển
- Điều 14. Trúng tuyển trong kỳ xét tuyển
- Điều 15. Thời hạn ra quyết định tuyển dụng và nhận việc
- Điều 16. Thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị
- Điều 17. Hướng dẫn công chức dự bị
- Điều 18. Chế độ, chính sách đối với công chức dự bị và người hướng dẫn công chức dự bị
- Điều 19. Đánh giá, bổ nhiệm công chức dự bị vào ngạch công chức
- Điều 23. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ
- Điều 24. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 25. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan sử dụng công chức dự bị