Điều 2 Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Bản thảo văn bản" là bản được viết hoặc đánh máy, hình thành trong quá trình soạn thảo một văn bản của cơ quan, tổ chức;
2. "Bản gốc văn bản" là bản thảo cuối cùng được người có thẩm quyền duyệt;
4. "Bản sao y bản chính" là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản sao y bản chính phải được thực hiện từ bản chính;
5. "Bản trích sao" là bản sao một phần nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản trích sao phải được thực hiện từ bản chính;
6. "Bản sao lục" là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản, được thực hiện từ bản sao y bản chính và trình bày theo thể thức quy định;
7. "Hồ sơ" là một tập văn bản, tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có một (hoặc một số) đặc điểm chung như tên loại văn bản; cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; thời gian hoặc những đặc điểm khác, hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan, tổ chức hoặc của một cá nhân;
8. "Lập hồ sơ" là việc tập hợp và sắp xếp văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thành hồ sơ theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định.
Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư
- Số hiệu: 110/2004/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 08/04/2004
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 9
- Ngày hiệu lực: 02/05/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Trách nhiệm đối với công tác văn thư
- Điều 4. Hình thức văn bản
- Điều 5. Thể thức văn bản
- Điều 6. Soạn thảo văn bản
- Điều 7. Duyệt bản thảo, việc sửa chữa, bổ sung bản thảo đã duyệt
- Điều 8. Đánh máy, nhân bản
- Điều 9. Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành
- Điều 10. Ký văn bản
- Điều 11. Bản sao văn bản
- Điều 12. Trình tự quản lý văn bản đến
- Điều 13. Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến
- Điều 14. Trình, chuyển giao văn bản đến
- Điều 15. Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến
- Điều 16. Nghiệp vụ quản lý văn bản đến được thực hiện theo hướng dẫn của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
- Điều 17. Trình tự quản lý văn bản đi
- Điều 18. Chuyển phát văn bản đi
- Điều 19. Việc lưu văn bản đi
- Điều 20. Nghiệp vụ quản lý văn bản đi được thực hiện theo hướng dẫn của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
- Điều 21. Nội dung việc lập hồ sơ hiện hành và yêu cầu đối với hồ sơ được lập
- Điều 22. Giao nộp tài liệu vào lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức
- Điều 23. Trách nhiệm đối với công tác lập hồ sơ và giao nộp tài liệu vào lưu trữ hiện hành
- Điều 24. Nghiệp vụ lập hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành được thực hiện theo hướng dẫn của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.