Điều 13 Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
Điều 13. Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị
1. Vị trí, chức năng của Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị:
a) Tùy theo điều kiện của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị theo các quy định tại Khoản 2 Điều này, Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Xây dựng và các Sở quản lý chuyên ngành tại địa phương;
b) Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị có chức năng giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ quản lý đầu tư phát triển đô thị trong khu vực phát triển đô thị, bao gồm: Quản lý, giám sát quá trình đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch; đảm bảo sự kết nối đồng bộ và quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, kết nối hạ tầng kỹ thuật giữa các dự án trong giai đoạn đầu tư xây dựng; trực tiếp quản lý các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao; thực hiện một số nhiệm vụ khác về triển khai khu vực phát triển đô thị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
2. Các trường hợp thành lập, giải thể Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị:
a) Các khu vực phát triển đô thị phải có Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị gồm: Khu vực phát triển đô thị tại các đô thị có đồ án quy hoạch chung thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; các khu vực phát triển đô thị quy định tại các Khoản 2, 5, 6, 7 Điều 2 của Nghị định này;
c) Tùy thuộc vào nhu cầu phát triển đô thị, quy mô, tầm quan trọng của khu vực phát triển đô thị và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, một tỉnh có thể thành lập một hoặc nhiều Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị; một Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị cũng có thể được giao quản lý một hoặc nhiều khu vực phát triển đô thị;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị sau khi Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị đã hoàn thành nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật, hoặc các nhiệm vụ đó được chuyển giao cho Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị khác.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị:
b) Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong khu vực phát triển đô thị; nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi, cơ chế đặc thù áp dụng đối với hoạt động đầu tư xây dựng trong khu vực phát triển đô thị;
c) Lập kế hoạch lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư phát triển đô thị, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án đầu tư phát triển đô thị;
d) Tổ chức quản lý hoặc thực hiện chức năng chủ đầu tư đối với các dự án trong khu vực phát triển đô thị có sử dụng vốn ngân sách nhà nước được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;
đ) Theo dõi giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị đảm bảo đúng theo quy hoạch, kế hoạch, tiến độ theo các nội dung dự án đã được phê duyệt; tổng hợp, đề xuất và phối hợp với các quan chức năng xử lý các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư;
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, các nhà cung cấp dịch vụ, các chủ đầu tư, đảm bảo sự kết nối đồng bộ và quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, kết nối hạ tầng kỹ thuật giữa các dự án trong giai đoạn đầu tư xây dựng cho đến khi hoàn thành việc bàn giao cho chính quyền đô thị;
g) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về khu vực phát triển đô thị; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất về tình hình thực hiện các dự án đầu tư và thực hiện kế hoạch triển khai khu vực phát triển đô thị được giao quản lý;
h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý đầu tư xây dựng, phát triển đô thị trong phạm vi khu vực phát triển đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật.
4. Chi phí hoạt động của Ban Quản lý dự án phát triển đô thị được đảm bảo một phần từ ngân sách, một phần từ chi phí quản lý các dự án được giao và một phần từ nguồn thu dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
- Số hiệu: 11/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/01/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 65 đến số 66
- Ngày hiệu lực: 01/03/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc đầu tư phát triển đô thị
- Điều 4. Đất dành cho đầu tư phát triển đô thị
- Điều 5. Vốn đầu tư cho phát triển đô thị
- Điều 6. Khuyến khích, hỗ trợ và ưu đãi đối với các dự án đầu tư phát triển đô thị
- Điều 7. Yêu cầu về việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị
- Điều 8. Trách nhiệm lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị
- Điều 9. Thẩm quyền quyết định các khu vực phát triển đô thị
- Điều 10. Nội dung hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị
- Điều 11. Nội dung kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị
- Điều 12. Công bố khu vực phát triển đô thị và kế hoạch thực hiện
- Điều 13. Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị
- Điều 14. Quy hoạch chi tiết của dự án
- Điều 15. Quản lý thực hiện đầu tư xây dựng
- Điều 16. Điều kiện là chủ đầu tư dự án
- Điều 17. Nghĩa vụ của chủ đầu tư cấp 1
- Điều 18. Nghĩa vụ của chủ đầu tư thứ cấp
- Điều 19. Thay đổi chủ đầu tư
- Điều 20. Chấp thuận đầu tư
- Điều 21. Thẩm quyền chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới
- Điều 22. Thẩm quyền chấp thuận đầu tư đối với các dự án tái thiết khu đô thị
- Điều 23. Thẩm quyền chấp thuận đầu tư đối với các dự án bảo tồn, tôn tạo khu đô thị
- Điều 24. Thẩm quyền chấp thuận đầu tư đối với các dự án cải tạo chỉnh trang khu đô thị
- Điều 25. Thẩm quyền chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp
- Điều 26. Hồ sơ đề xuất chấp thuận đầu tư
- Điều 27. Thời hạn thẩm định hồ sơ đề xuất và quyết định chấp thuận đầu tư
- Điều 28. Nội dung cho ý kiến về đề xuất chấp thuận đầu tư thực hiện dự án
- Điều 29. Nội dung thẩm định đề xuất chấp thuận đầu tư thực hiện dự án
- Điều 30. Nội dung Quyết định chấp thuận đầu tư
- Điều 31. Căn cứ để lập dự án
- Điều 32. Hồ sơ dự án
- Điều 33. Điều chỉnh dự án
- Điều 34. Tiến độ thực hiện dự án
- Điều 35. Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội
- Điều 36. Hoàn thành, chuyển giao đưa công trình vào khai thác sử dụng
- Điều 37. Các dịch vụ đô thị
- Điều 38. Chuyển giao quản lý hành chính
- Điều 39. Huy động vốn và kinh doanh sản phẩm của dự án
- Điều 41. Bộ Xây dựng
- Điều 42. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 43. Bộ Tài chính
- Điều 44. Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 45. Các Bộ, ngành có liên quan
- Điều 46. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 47. Nguyên tắc chung
- Điều 48. Xử lý chuyển tiếp các quy định về quy hoạch đô thị và xác định khu vực phát triển đô thị
- Điều 49. Xử lý chuyển tiếp đối với các dự án đã được giao trên cơ sở tuân thủ quy hoạch chung và quy hoạch phân khu được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Điều 50. Xử lý chuyển tiếp đối với các dự án đã được giao trước khi quy hoạch chung, quy hoạch phân khu được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Điều 51. Xử lý chuyển tiếp đối với các dự án thuộc phạm vi quy định tại Khoản 1 và 2 các Điều 21, 22; Khoản 1 Điều 23; Khoản 2 Điều 40