Chương 4 Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
1. Thống nhất quản lý phát triển đô thị trên phạm vi toàn quốc.
2. Xây dựng các định hướng, chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia, các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia về phát triển đô thị, các chỉ tiêu về lĩnh vực phát triển đô thị trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng giai đoạn, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư phát triển đô thị, các chính sách, giải pháp quản lý quá trình đô thị hóa, các mô hình quản lý phát triển đô thị và hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện.
4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, các địa phương kiểm soát quá trình phát triển đô thị đảm bảo tuân thủ theo đúng định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia, quy hoạch đô thị và kế hoạch phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thẩm định các đồ án quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ quy định tại
6. Có ý kiến thống nhất bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt những đồ án quy hoạch phân khu được quy định tại
7. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thẩm định đề xuất các khu vực phát triển đô thị thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại
10. Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về phát triển đô thị trên phạm vi cả nước.
11. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực phát triển đô thị theo thẩm quyền.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý đầu tư phát triển đô thị được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc ủy quyền.
Điều 42. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng các dự án đầu tư phát triển đô thị được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách của Trung ương; huy động vốn ODA cho các chương trình dự án hỗ trợ phát triển và cải tạo, nâng cấp đô thị.
2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan hướng dẫn các địa hương thực hiện các ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư phát triển đô thị.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan xây dựng và hướng dẫn thực hiện các ưu đãi có liên quan đến chính sách tài chính, thuế cho các dự án đầu tư phát triển đô thị.
Điều 44. Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các địa phương về việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và chuẩn bị quỹ đất để xây dựng các dự án đầu tư phát triển đô thị.
2. Hướng dẫn cụ thể về sử dụng quỹ đất phát triển đô thị, suất tái định cư tối thiểu và hướng dẫn thực hiện các ưu đãi về đất đai đối với các dự án đầu tư phát triển đô thị.
Điều 45. Các Bộ, ngành có liên quan
1. Lập và quản lý các quy hoạch ngành theo chức năng và nhiệm vụ Chính phủ giao để làm cơ sở cho phát triển đô thị.
2. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền đối với các dự án đầu tư phát triển đô thị.
Điều 46. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Thống nhất quản lý phát triển đô thị trên địa bàn; xây dựng bộ máy có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước phù hợp với thực tế phát triển đô thị.
2. Chỉ đạo việc rà soát đánh giá và xác định các khu vực phát triển đô thị, lập kế hoạch thực hiện các khu vực phát triển đô thị, thành lập Ban quản lý khu vực phát triển đô thị, đảm bảo sự chuyển tiếp hợp lý hiệu quả trong giai đoạn ngắn hạn và phát triển đô thị bền vững trong tương lai; kêu gọi đầu tư cho các dự án đầu tư phát triển đô thị tại địa phương.
3. Tổ chức thực hiện việc giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật; và triển khai thành lập tổ chức quản lý, thực hiện phát triển quỹ đất đô thị.
4. Lập quỹ nhà ở tái định cư và tạm cư phục vụ việc giải phóng mặt bằng các dự án sử dụng vốn ngân sách cũng như các dự án sử dụng các nguồn vốn khác.
5. Tổ chức xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài ranh giới dự án đảm bảo liên kết đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị.
6. Chỉ đạo tiếp nhận chuyển giao và tổ chức bộ máy quản lý hành chính khi nhận chuyển, giao các dự án đầu tư phát triển đô thị.
7. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin phát triển đô thị tại địa phương, thực hiện báo cáo đánh giá tình hình phát triển đô thị tại địa phương, định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả về Bộ Xây dựng để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
8. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng rà soát, điều chỉnh hoặc bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để bố trí quỹ đất phát triển đô thị.
9. Quy định cụ thể về cơ chế khuyến khích, ưu đãi để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển đô thị.
10. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
- Số hiệu: 11/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/01/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 65 đến số 66
- Ngày hiệu lực: 01/03/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc đầu tư phát triển đô thị
- Điều 4. Đất dành cho đầu tư phát triển đô thị
- Điều 5. Vốn đầu tư cho phát triển đô thị
- Điều 6. Khuyến khích, hỗ trợ và ưu đãi đối với các dự án đầu tư phát triển đô thị
- Điều 7. Yêu cầu về việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị
- Điều 8. Trách nhiệm lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị
- Điều 9. Thẩm quyền quyết định các khu vực phát triển đô thị
- Điều 10. Nội dung hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị
- Điều 11. Nội dung kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị
- Điều 12. Công bố khu vực phát triển đô thị và kế hoạch thực hiện
- Điều 13. Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị
- Điều 14. Quy hoạch chi tiết của dự án
- Điều 15. Quản lý thực hiện đầu tư xây dựng
- Điều 16. Điều kiện là chủ đầu tư dự án
- Điều 17. Nghĩa vụ của chủ đầu tư cấp 1
- Điều 18. Nghĩa vụ của chủ đầu tư thứ cấp
- Điều 19. Thay đổi chủ đầu tư
- Điều 20. Chấp thuận đầu tư
- Điều 21. Thẩm quyền chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới
- Điều 22. Thẩm quyền chấp thuận đầu tư đối với các dự án tái thiết khu đô thị
- Điều 23. Thẩm quyền chấp thuận đầu tư đối với các dự án bảo tồn, tôn tạo khu đô thị
- Điều 24. Thẩm quyền chấp thuận đầu tư đối với các dự án cải tạo chỉnh trang khu đô thị
- Điều 25. Thẩm quyền chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp
- Điều 26. Hồ sơ đề xuất chấp thuận đầu tư
- Điều 27. Thời hạn thẩm định hồ sơ đề xuất và quyết định chấp thuận đầu tư
- Điều 28. Nội dung cho ý kiến về đề xuất chấp thuận đầu tư thực hiện dự án
- Điều 29. Nội dung thẩm định đề xuất chấp thuận đầu tư thực hiện dự án
- Điều 30. Nội dung Quyết định chấp thuận đầu tư
- Điều 31. Căn cứ để lập dự án
- Điều 32. Hồ sơ dự án
- Điều 33. Điều chỉnh dự án
- Điều 34. Tiến độ thực hiện dự án
- Điều 35. Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội
- Điều 36. Hoàn thành, chuyển giao đưa công trình vào khai thác sử dụng
- Điều 37. Các dịch vụ đô thị
- Điều 38. Chuyển giao quản lý hành chính
- Điều 39. Huy động vốn và kinh doanh sản phẩm của dự án
- Điều 41. Bộ Xây dựng
- Điều 42. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 43. Bộ Tài chính
- Điều 44. Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 45. Các Bộ, ngành có liên quan
- Điều 46. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 47. Nguyên tắc chung
- Điều 48. Xử lý chuyển tiếp các quy định về quy hoạch đô thị và xác định khu vực phát triển đô thị
- Điều 49. Xử lý chuyển tiếp đối với các dự án đã được giao trên cơ sở tuân thủ quy hoạch chung và quy hoạch phân khu được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Điều 50. Xử lý chuyển tiếp đối với các dự án đã được giao trước khi quy hoạch chung, quy hoạch phân khu được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Điều 51. Xử lý chuyển tiếp đối với các dự án thuộc phạm vi quy định tại Khoản 1 và 2 các Điều 21, 22; Khoản 1 Điều 23; Khoản 2 Điều 40