Điều 9 Nghị định 109/2022/NĐ-CP quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học
Điều 9. Tiêu chuẩn trưởng nhóm và thành viên nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học
1. Trưởng nhóm là giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học đáp ứng đồng thời các tiêu chuẩn sau đây:
a) Đã chủ trì 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia hoặc 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu từ mức đạt trở lên trong 5 năm gần nhất;
b) Là tác giả 01 sách chuyên khảo hoặc 02 sách, giáo trình giảng dạy đại học;
c) Có chỉ số trích dẫn khoa học cá nhân H-index từ 10 trở lên (theo cơ sở dữ liệu Scopus);
d) Là tác giả chính của ít nhất 10 công trình công bố trên các tạp chí khoa học trong cơ sở dữ liệu WoS hoặc là tác giả của ít nhất 02 sáng chế hoặc 05 giải pháp hữu ích, hoặc 02 bằng bảo hộ giống cây trồng hoặc là tác giả của công trình khoa học và công nghệ đạt giải nhất giải thưởng cấp bộ, tỉnh hoặc Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ;
đ) Đã hướng dẫn chính thành công ít nhất 02 nghiên cứu sinh;
e) Đã có kinh nghiệm hợp tác với các tổ chức trong nước và nước ngoài trong triển khai hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất thử nghiệm hoặc thương mại hóa thành công sản phẩm khoa học và công nghệ tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và nước ngoài;
g) Có đủ sức khỏe đáp ứng theo quy định của pháp luật về lao động, còn đủ tuổi làm công tác chuyên môn ít nhất 5 năm tính đến hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật về lao động để hoàn thành định hướng nghiên cứu.
2. Đồng trưởng nhóm là nhà khoa học có uy tín được mời từ nước ngoài, chịu trách nhiệm về nội dung học thuật, có hướng nghiên cứu phù hợp với hướng nghiên cứu của trưởng nhóm, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này hoặc đã đoạt giải thưởng quốc tế có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu.
3. Trưởng nhóm được đặc cách công nhận nếu là nhà khoa học đầu ngành được công nhân theo quy định về việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ hoặc đã đoạt giải thưởng quốc tế có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu và đáp ứng yêu cầu tại điểm g khoản 1 Điều này.
4. Thành viên chủ chốt là giảng viên của cơ sở giáo dục đại học hoặc nghiên cứu viên của viện nghiên cứu trong nước, đáp ứng đồng thời các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có hướng nghiên cứu phù hợp với hướng nghiên cứu của nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học và có cam kết đăng ký tham gia nhóm nghiên cứu mạnh;
b) Đã chủ trì 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở lên trong 5 năm gần nhất;
c) Có chỉ số trích dẫn khoa học cá nhân H-index từ 5 trở lên (theo cơ sở dữ liệu Scopus);
d) Là tác giả của 01 chương sách chuyên khảo hoặc 01 sách giáo trình giảng dạy đại học;
đ) Là tác giả chính của ít nhất 05 công trình công bố trên các tạp chí khoa học trong cơ sở dữ liệu WoS hoặc là tác giả của ít nhất 01 sáng chế hoặc 02 giải pháp hữu ích, hoặc 02 bằng bảo hộ giống cây trồng hoặc là tác giả của công trình khoa học và công nghệ đạt giải ba giải thưởng cấp bộ, tỉnh trở lên hoặc Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ;
c) Đã hướng dẫn chính thành công ít nhất 01 nghiên cứu sinh;
g) Đã có kinh nghiệm hợp tác trong triển khai nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm tạo ra các sản phẩm khoa học được ứng dụng phục vụ cộng đồng và có ít nhất 01 hợp tác nghiên cứu với một nhóm nghiên cứu trong nước hoặc nước ngoài.
5. Thành viên chủ chốt là nhà khoa học có uy tín được mời từ nước ngoài, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn tại các điểm a, c, đ và e khoản 4 Điều này hoặc là nhà khoa học từ doanh nghiệp hoặc tổ chức khác đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn tại các điểm a, c, đ và g khoản 4 Điều này.
6. Thành viên chủ chốt được đặc cách công nhận nếu là nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học trẻ tài năng được công nhận theo quy định về việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ hoặc đã đoạt giải thưởng quốc tế có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu.
7. Thành viên khác là giảng viên, nghiên cứu viên và người học của cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu trong nước và nước ngoài đáp ứng đồng thời các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có hướng nghiên cứu phù hợp với hướng nghiên cứu của nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học và có cam kết đăng ký tham gia nhóm nghiên cứu mạnh;
b) Đã có công trình khoa học công bố chung với trưởng nhóm hoặc các thành viên chủ chốt trên tạp chí khoa học quốc tế hoặc trên tạp chí khoa học uy tín trong nước.
8. Thành viên là nhà khoa học từ doanh nghiệp hoặc tổ chức khác cần đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn tại điều g khoản 4 và điểm a khoản 7 Điều này.
Nghị định 109/2022/NĐ-CP quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học
- Số hiệu: 109/2022/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 30/12/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vũ Đức Đam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 17 đến số 18
- Ngày hiệu lực: 01/03/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Nội dung và kế hoạch khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học
- Điều 4. Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học
- Điều 5. Tổ chức khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học
- Điều 6. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học
- Điều 7. Nhóm nghiên cứu và nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học
- Điều 8. Điều kiện thành lập và tiêu chí công nhận nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học
- Điều 9. Tiêu chuẩn trưởng nhóm và thành viên nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học
- Điều 10. Chính sách ưu đãi cho nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học
- Điều 11. Trách nhiệm và quyền của tổ chức chủ trì, trưởng nhóm và thành viên nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học
- Điều 12. Kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi cho nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học
- Điều 13. Hoạt động sở hữu trí tuệ trong cơ sở giáo dục đại học
- Điều 14. Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, người học trong cơ sở giáo dục đại học
- Điều 15. Hoạt động chuyển giao công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học
- Điều 16. Hợp tác về khoa học và công nghệ giữa cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp ngoài cơ sở giáo dục đại học
- Điều 17. Hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong cơ sở giáo dục đại học
- Điều 18. Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học
- Điều 19. Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học
- Điều 20. Liêm chính học thuật trong cơ sở giáo dục đại học
- Điều 21. Đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học
- Điều 22. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học
- Điều 23. Tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học
- Điều 24. Quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học
- Điều 25. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Điều 26. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
- Điều 27. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 28. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 29. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 30. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 31. Trách nhiệm và quyền của cơ sở giáo dục đại học
- Điều 32. Trách nhiệm và quyền của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học
- Điều 33. Chế độ báo cáo