Điều 3 Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng.
2. Yếu tố hạn chế trong phân bón là những yếu tố có nguy cơ gây độc hại, ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, gồm:
a) Các nguyên tố arsen (As), cadimi (Cd), chì (Pb) và thủy ngân (Hg);
b) Vi khuẩn E. coli, Salmonella và các vi sinh vật gây hại cây trồng, gây bệnh cho người, động vật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác định.
3. Chất chính (còn gọi là chất dinh dưỡng chính) trong phân bón là chất dinh dưỡng có trong thành phần đăng ký quyết định tính chất, công dụng của phân bón được quy định tại Phụ lục V của Nghị định này.
4. Chỉ tiêu chất lượng phân bón là các thông số kỹ thuật về đặc tính, thành phần, hàm lượng phản ánh chất lượng phân bón được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng tương ứng.
5. Nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón là các nguyên tố hóa học cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, bao gồm:
a) Nguyên tố dinh dưỡng đa lượng là các nguyên tố đạm (N), lân (P), kali (K) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được;
b) Nguyên tố dinh dưỡng trung lượng là các nguyên tố canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic (Si) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được;
c) Nguyên tố dinh dưỡng vi lượng là các nguyên tố bo (B), côban (Co), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được.
6. Sản xuất phân bón là việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động tạo ra sản phẩm phân bón thông qua phản ứng hóa học, sinh hóa, sinh học hoặc các quá trình vật lý như nghiền, trộn, sàng, sấy, bọc, tạo hạt, viên hoặc khuấy trộn, lọc hoặc chỉ đóng gói phân bón.
7. Đóng gói phân bón là việc sử dụng máy móc, thiết bị để san chiết phân bón từ dung tích lớn sang dung tích nhỏ, từ bao bì lớn sang bao bì nhỏ hoặc là hình thức đóng gói từ dung tích, khối lượng cố định vào bao bì theo một khối lượng nhất định mà không làm thay đổi bản chất, thành phần, hàm lượng, màu sắc, dạng phân bón.
8. Buôn bán phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa phân bón vào lưu thông.
9. Phân bón không bảo đảm chất lượng là phân bón có hàm lượng định lượng các chất chính hoặc có thành phần không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón
- Số hiệu: 108/2017/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 20/09/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 727 đến số 728
- Ngày hiệu lực: 20/09/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Phân loại phân bón
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phân bón
- Điều 6. Nguyên tắc chung về công nhận phân bón lưu hành
- Điều 7. Phân bón không được công nhận lưu hành hoặc hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
- Điều 8. Hình thức công nhận phân bón lưu hành
- Điều 9. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận lần đầu phân bón lưu hành tại Việt Nam
- Điều 10. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận lại đối với trường hợp phân bón hết thời gian lưu hành
- Điều 11. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận lại đối với trường hợp thay đổi tên phân bón, chuyển nhượng tên phân bón, thay đổi thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân; mất, hư hỏng Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
- Điều 12. Quy trình hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
- Điều 13. Nguyên tắc về khảo nghiệm phân bón
- Điều 14. Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm phân bón
- Điều 15. Điều kiện công nhận tổ chức thực hiện khảo nghiệm phân bón
- Điều 16. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón
- Điều 17. Thu hồi Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón
- Điều 18. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
- Điều 19. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
- Điều 20. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
- Điều 21. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
- Điều 22. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
- Điều 23. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
- Điều 24. Thời hạn, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
- Điều 25. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
- Điều 26. Xuất khẩu phân bón
- Điều 27. Nhập khẩu phân bón
- Điều 28. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón
- Điều 29. Quản lý chất lượng phân bón
- Điều 30. Kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu
- Điều 31. Hồ sơ, trình tự kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu
- Điều 32. Lấy mẫu thử nghiệm phân bón
- Điều 37. Tập huấn khảo nghiệm phân bón
- Điều 38. Tập huấn lấy mẫu phân bón
- Điều 39. Bồi dưỡng chuyên môn về phân bón
- Điều 40. Nội dung tập huấn sử dụng phân bón
- Điều 41. Trách nhiệm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón