Mục 1 Chương 2 Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón
Mục 1. CÔNG NHẬN PHÂN BÓN LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM
Điều 6. Nguyên tắc chung về công nhận phân bón lưu hành
1. Phân bón là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2; kinh doanh có điều kiện được Cục Bảo vệ thực vật công nhận lưu hành tại Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài (có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh công ty đang được phép hoạt động tại Việt Nam) được đứng tên đăng ký công nhận phân bón.
3. Mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được đứng tên đăng ký công nhận 01 tên phân bón cho mỗi công thức thành phần, hàm lượng dinh dưỡng phân bón đăng ký.
1. Phân bón không được công nhận lưu hành
a) Có chứa các yếu tố gây hại vượt mức giới hạn tối đa theo quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia hoặc theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này trong thời gian chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia và các quy định khác có liên quan;
b) Có bằng chứng khoa học về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường;
c) Trùng tên với phân bón khác đã được công nhận lưu hành.
2. Phân bón bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
a) Có bằng chứng khoa học về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường;
b) Phát hiện sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng với phân bón đề nghị công nhận lưu hành;
c) Phân bón đã được công nhận lưu hành nhưng hết thời gian lưu hành mà không công nhận lại.
Điều 8. Hình thức công nhận phân bón lưu hành
1. Công nhận lần đầu
a) Phân bón được nghiên cứu hoặc tạo ra trong nước;
b) Phân bón được nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam;
c) Phân bón đã được công nhận lưu hành đăng ký thay đổi chỉ tiêu chất lượng.
2. Công nhận lại
a) Phân bón hết thời gian lưu hành;
b) Thay đổi thông tin tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành; mất, hư hỏng Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;
c) Chuyển nhượng tên phân bón;
đ) Thay đổi tên phân bón đã được công nhận lưu hành.
Các trường hợp công nhận lại quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều này chỉ được thực hiện nếu không thay đổi chỉ tiêu chất lượng của phân bón.
Điều 9. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận lần đầu phân bón lưu hành tại Việt Nam
1. Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thông tin chung về phân bón do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: loại phân bón, chỉ tiêu chất lượng chính, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón, công dụng, hướng dẫn sử dụng, thông tin chung về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu phân bón;
c) Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 13 và phân bón có tên trong Danh mục quy định tại
d) Mẫu nhãn phân bón theo đúng quy định tại
3. Thẩm định hồ sơ, công nhận phân bón lưu hành
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định để đánh giá hồ sơ công nhận.
Nếu hồ sơ đáp ứng các quy định về phân bón thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (sau đây gọi là Quyết định công nhận) theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4. Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu phải thực hiện công nhận lại theo quy định tại
Điều 10. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận lại đối với trường hợp phân bón hết thời gian lưu hành
1. Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị công nhận lại phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ thông báo tiếp nhận công bố hợp quy;
c) Mẫu nhãn phân bón đang lưu thông theo đúng quy định tại
3. Thẩm định hồ sơ, công nhận lại phân bón
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ.
Nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị công nhận lại phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính Quyết định công nhận đã được cấp (trừ trường hợp bị mất, hư hỏng);
c) Bản sao hợp lệ văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc của tòa án về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa (trường hợp thay đổi tên phân bón; trừ trường hợp thay đổi tên phân bón quy định tại
d) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới (trường hợp thay đổi thông tin tổ chức, cá nhân đăng ký);
đ) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng hoặc thỏa thuận chuyển nhượng phân bón (trường hợp chuyển nhượng tên phân bón);
e) Mẫu nhãn phân bón theo đúng quy định tại
3. Thẩm định hồ sơ, công nhận lại phân bón
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ.
Nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
b) Thời hạn của Quyết định công nhận phân bón lưu hành theo thời hạn của Quyết định đã cấp.
Điều 12. Quy trình hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
1. Đối với trường hợp phân bón quy định tại
2. Đối với trường hợp phân bón quy định tại
3. Phân bón bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được sản xuất, nhập khẩu tối đa 06 tháng, được buôn bán, sử dụng tối đa 12 tháng kể từ ngày quyết định hủy bỏ có hiệu lực.
Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón
- Số hiệu: 108/2017/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 20/09/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 727 đến số 728
- Ngày hiệu lực: 20/09/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Phân loại phân bón
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phân bón
- Điều 6. Nguyên tắc chung về công nhận phân bón lưu hành
- Điều 7. Phân bón không được công nhận lưu hành hoặc hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
- Điều 8. Hình thức công nhận phân bón lưu hành
- Điều 9. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận lần đầu phân bón lưu hành tại Việt Nam
- Điều 10. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận lại đối với trường hợp phân bón hết thời gian lưu hành
- Điều 11. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận lại đối với trường hợp thay đổi tên phân bón, chuyển nhượng tên phân bón, thay đổi thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân; mất, hư hỏng Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
- Điều 12. Quy trình hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
- Điều 13. Nguyên tắc về khảo nghiệm phân bón
- Điều 14. Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm phân bón
- Điều 15. Điều kiện công nhận tổ chức thực hiện khảo nghiệm phân bón
- Điều 16. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón
- Điều 17. Thu hồi Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón
- Điều 18. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
- Điều 19. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
- Điều 20. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
- Điều 21. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
- Điều 22. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
- Điều 23. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
- Điều 24. Thời hạn, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
- Điều 25. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
- Điều 26. Xuất khẩu phân bón
- Điều 27. Nhập khẩu phân bón
- Điều 28. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón
- Điều 29. Quản lý chất lượng phân bón
- Điều 30. Kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu
- Điều 31. Hồ sơ, trình tự kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu
- Điều 32. Lấy mẫu thử nghiệm phân bón
- Điều 37. Tập huấn khảo nghiệm phân bón
- Điều 38. Tập huấn lấy mẫu phân bón
- Điều 39. Bồi dưỡng chuyên môn về phân bón
- Điều 40. Nội dung tập huấn sử dụng phân bón
- Điều 41. Trách nhiệm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón