Chương 2 Nghị định 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường
MỤC 1. ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ ĐẤT ĐAI
Điều 8. Hỗ trợ về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng
1. Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1, 2 mục I phần A của Danh mục được hưởng hỗ trợ về đầu tư các công trình hạ tầng như sau:
a) Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình, hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, điện, cấp thoát nước) ngoài phạm vi dự án nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực;
b) Trong trường hợp nhà nước chưa cân đối kịp vốn hỗ trợ các công trình, hạng mục công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này theo tiến độ của dự án thì chủ đầu tư được sử dụng các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư nhằm đưa dự án vào hoạt động đúng tiến độ. Số vốn này sẽ được trừ vào tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất và các khoản khác mà chủ đầu tư phải nộp ngân sách theo quy định.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 9. Hỗ trợ về giải phóng mặt bằng và bồi thường
Chủ đầu tư xây dựng công trình bảo vệ môi trường quy định tại mục I phần A và mục I phần B của Danh mục được hỗ trợ về giải phóng mặt bằng như sau:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt có trách nhiệm bố trí quỹ đất đã hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng cho dự án đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn.
2. Trường hợp diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ bảo vệ môi trường đang có người sử dụng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất của người đang sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật về đất đai để giao lại cho chủ đầu tư.
Điều 10. Ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
1. Diện tích đất sử dụng để xây dựng công trình hoạt động bảo vệ môi trường được đặc biệt ưu đãi, hỗ trợ quy định tại mục I phần A của Danh mục được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
2. Diện tích đất sử dụng để xây dựng công trình hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ quy định tại mục I phần B của danh mục được giảm 50% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và được chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhưng thời gian chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tối đa không quá 5 năm, kể từ ngày được giao đất.
Điều 11. Ưu đãi tài chính về đất đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di dời.
1. Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di dời nếu được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác mà tiền sử dụng đất đã nộp cho Nhà nước hoặc tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì được ưu đãi như sau:
a) Được bố trí mặt bằng sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt để tiếp tục sản xuất kinh doanh;
Diện tích đất được giao mới bằng diện tích đất nơi có cơ sở sản xuất cũ phải di dời. Trường hợp do nhu cầu phát triển sản xuất mà cần diện tích đất lớn hơn so với diện tích nơi có cơ sở sản xuất cũ thì doanh nghiệp, hợp tác xã phải lập dự án đầu tư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Nhà nước thu hồi diện tích đất nơi có cơ sở sản xuất cũ phải di dời để ưu tiên sử dụng vào mục đích công cộng hoặc được bán đấu giá để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội;
c) Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di dời là doanh nghiệp nhà nước được sử dụng tiền bán đấu giá quyền sử dụng đất (sau khi đã trừ các khoản chi phí tổ chức bán đấu giá) và được ghi vào vốn ngân sách nhà nước cấp để trả tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đổi mới và nâng cấp công nghệ tại cơ sở sản xuất mới. Trường hợp đất tại cơ sở sản xuất cũ được thu hồi và sử dụng vào mục đích công cộng thì doanh nghiệp được Nhà nước cấp vốn để trả tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, để cải tiến, đổi mới, nâng cấp công nghệ tại cơ sở sản xuất mới tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất của khu đất đó tính theo giá thị trường tại thời điểm thu hồi.
2. Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di dời nếu được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác mà tiền sử dụng đất đã nộp cho Nhà nước hoặc tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì được giải quyết như sau:
a) Được Nhà nước ưu tiên bố trí mặt bằng sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt để tiếp tục sản xuất kinh doanh nhưng phải trả tiền sử dụng đất theo suất đầu tư hạ tầng kỹ thuật;
Trường hợp địa phương không bố trí được mặt bằng sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác thì doanh nghiệp, hợp tác xã được lựa chọn địa điểm mới phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và được Nhà nước hỗ trợ tiền bồi thường giải phóng mặt bằng (đối với đất đang có người khác sử dụng) hoặc được giảm 50% tiền sử dụng đất (đối với đất nhà nước chưa giao, chưa cho thuê ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn) hoặc giảm 100% tiền sử dụng đất (đối với đất nhà nước chưa giao, chưa cho thuê ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).
Trường hợp do nhu cầu phát triển sản xuất mà cần diện tích đất lớn hơn so với diện tích nơi có cơ sở sản xuất cũ, thì doanh nghiệp, hợp tác xã phải lập dự án đầu tư để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất xem xét bố trí; doanh nghiệp, hợp tác xã phải trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng hoặc tiền sử dụng đối với phần diện tích đất chênh lệch đó.
b) Được chuyển mục đích sử dụng đối với diện tích đất nơi cơ sở cũ nhưng phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có nhu cầu sử dụng đất thì được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di dời được Nhà nước cho thuê đất mà tiền thuê đất đã nộp cho Nhà nước không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì được giải quyết như sau:
a) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuê đất đã trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm trước ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thì được ưu tiên bố trí thuê lại đất trong khu công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt để tiếp tục sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp, hợp tác xã phải trả tiền thuê lại đất đối với toàn bộ diện tích đất thuê tại nơi di chuyển đến;
b) Được hoàn trả tiền thuê đất mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã nộp trước cho Nhà nước.
4. Cơ sở hoạt động vì lợi ích công cộng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di dời được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất phải di chuyển địa điểm thì đất đai được giải quyết như sau:
a) Được ưu tiên bố trí mặt bằng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình phục vụ hoạt động công ích tại địa bàn dự kiến di chuyển đến theo dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Nhà nước thu hồi diện tích đất tại vị trí cũ phải di dời để ưu tiên sử dụng vào mục đích công cộng khác hoặc được bán đấu giá để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội;
c) Được sử dụng tiền bán đấu giá quyền sử dụng đất (sau khi đã trừ các khoản chi phí tổ chức bán đấu giá) và được ghi vào vốn ngân sách nhà nước cấp để trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng (đối với đất đang có người khác sử dụng); đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình phục vụ hoạt động công ích tại địa bàn dự kiến chuyển đến. Trường hợp đất tại cơ sở cũ được sử dụng vào mục đích công cộng thì cơ sở được Nhà nước cấp vốn để trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng (đối với đất đang có người khác sử dụng); đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình phục vụ hoạt động công ích tại địa bàn dự kiến di chuyển đến.
MỤC 2. ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ VỀ VỐN, THUẾ, PHÍ
Điều 12. Ưu đãi về huy động vốn đầu tư
2. Công trình xây dựng quy định tại khoản 3, 4, 5 và 6 mục I phần A và tại mục I phần B của Danh mục được ưu tiên hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định hiện hành hoặc được ưu tiên vay vốn và xem xét hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư theo điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; được đảm bảo nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi bằng thế chấp các tài sản được hình thành từ vốn vay.
3. Vốn đầu tư thiết bị triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường quy định tại khoản 9 mục II phần A của Danh mục được Nhà nước hỗ trợ 30%; 70% còn lại được vay vốn từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
4. Doanh nghiệp, hợp tác xã có hoạt động quy định tại khoản 6, 7, 8 mục II phần A và khoản 5 mục II phần B của Danh mục được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và các quỹ khác theo quy định của pháp luật để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh.
5. Chương trình, dự án đầu tư thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường được quy định trong Danh mục, nếu là dự án trọng điểm của Nhà nước được ưu tiên xem xét sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức.
6. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc hỗ trợ vốn đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc cho vay vốn và thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với các dự án vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Điều 13. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại mục II phần A và mục II phần B của Danh mục được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều 14. Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Việc miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật liệu quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế, đổi mới công nghệ.
2. Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải, công nghệ, tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học và các nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ quy định tại khoản 11 mục II phần A của Danh mục được ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
3. Sản phẩm quy định tại phần C của Danh mục nếu xuất khẩu thì được miễn thuế xuất khẩu.
Điều 15. Ưu đãi thuế giá trị gia tăng
Doanh nghiệp, hợp tác xã được hưởng ưu đãi về thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện dự án hoạt động bảo vệ môi trường được đặc biệt ưu đãi, hỗ trợ quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 5 mục II phần A và được ưu đãi, hỗ trợ quy định tại mục II phần B của Danh mục được miễn phí bảo vệ môi trường.
Điều 17. Khấu hao tài sản cố định
1. Tài sản cố định của doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động bảo vệ môi trường được đặc biệt ưu đãi, hỗ trợ quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 9 mục II phần A của Danh mục được khấu hao nhanh gấp 2 lần mức khấu hao theo chế độ hiện hành.
2. Tài sản cố định của doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ quy định tại mục II phần B của Danh mục được khấu hao nhanh gấp 1,5 lần mức khấu hao theo chế độ hiện hành.
MỤC 3. TRỢ GIÁ VÀ HỖ TRỢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Điều 18. Hỗ trợ chi phí đầu vào
1. Dự án hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 mục II phần A của Danh mục được Nhà nước hỗ trợ:
a) 50% chi phí vận chuyển chất thải từ nguồn phát thải đến cơ sở xử lý chất thải;
b) 50% giá điện phục vụ trực tiếp sản xuất.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục, cơ chế thực hiện hỗ trợ chi phí đầu vào quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 19. Hỗ trợ tiêu thụ và hỗ trợ về giá đối với sản phẩm
1. Nhà nước khuyến khích cơ quan nhà nước sử dụng sản phẩm quy định tại khoản 1 và khoản 2 phần C của Danh mục nếu đạt tiêu chuẩn và thuộc diện mua sắm của cơ quan nhà nước.
2. Sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2, 3, 4 phần C của Danh mục được Nhà nước hỗ trợ về giá theo nguyên tắc sau:
a) Bảo đảm thu đủ bù chi cộng lãi suất hợp lý;
b) Thời gian trợ giá đối với sản phẩm được xác định căn cứ vào thời điểm dự án có sản phẩm và khả năng bù đắp chi phí sản xuất sản phẩm được trợ giá.
3. Nguồn kinh phí hỗ trợ giá được lấy từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể về điều kiện trợ giá, mức trợ giá và thời gian trợ giá đối với sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 Điều này.
MỤC 4. CÁC ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ KHÁC
Điều 20. Giải thưởng về bảo vệ môi trường
1. Hai năm một lần, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức bình chọn, trao giải thưởng và tôn vinh tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo vệ môi trường.
3. Kinh phí cho việc tổ chức và trao giải thưởng được chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và tài trợ của các tổ chức, cá nhân khác.
Điều 21. Hỗ trợ quảng bá sản phẩm, phân loại rác tại nguồn.
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau:
a) Quảng bá sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường;
b) Xây dựng các bộ phim khoa học về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường;
c) Cung cấp miễn phí các dụng cụ cho người dân thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
2. Chi phí thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này được hạch toán vào chi phí sản xuất của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện chính sách khuyến khích quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Nghị định 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường
- Số hiệu: 04/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/01/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 99 đến số 100
- Ngày hiệu lực: 28/02/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc ưu đãi, hỗ trợ
- Điều 5. Hoạt động bảo vệ môi trường và sản phẩm được ưu đãi, hỗ trợ
- Điều 6. Điều kiện, phạm vi và mức độ ưu đãi, hỗ trợ
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 8. Hỗ trợ về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng
- Điều 9. Hỗ trợ về giải phóng mặt bằng và bồi thường
- Điều 10. Ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
- Điều 11. Ưu đãi tài chính về đất đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di dời.
- Điều 12. Ưu đãi về huy động vốn đầu tư
- Điều 13. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
- Điều 14. Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Điều 15. Ưu đãi thuế giá trị gia tăng
- Điều 16. Ưu đãi về phí
- Điều 17. Khấu hao tài sản cố định