Mục 3 Chương 6 Luật việc làm 2013
Người lao động quy định tại
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại
Điều 51. Bảo hiểm y tế
1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
2. Tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 52. Thông báo về việc tìm kiếm việc làm
1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trường hợp bất khả kháng.
2. Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì người lao động có trách nhiệm thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều này.
Điều 53. Tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại
2. Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian được hưởng theo quyết định thì tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại
3. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Tìm được việc làm;
c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
d) Hưởng lương hưu hằng tháng;
đ) Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;
e) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại
g) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
i) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
k) Chết;
l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
m) Bị tòa án tuyên bố mất tích;
n) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
4. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện quy định tại
Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Luật việc làm 2013
- Số hiệu: 38/2013/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 16/11/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1003 đến số 1004
- Ngày hiệu lực: 01/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc về việc làm
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về việc làm
- Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về việc làm
- Điều 7. Thẩm quyền quản lý nhà nước về việc làm
- Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân về việc làm
- Điều 9. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Tín dụng ưu đãi tạo việc làm
- Điều 11. Quỹ quốc gia về việc làm
- Điều 12. Đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
- Điều 13. Điều kiện vay vốn
- Điều 14. Cho vay ưu đãi từ các nguồn tín dụng khác để hỗ trợ tạo việc làm
- Điều 15. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn
- Điều 16. Hỗ trợ học nghề cho người lao động ở khu vực nông thôn
- Điều 17. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh tạo việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn
- Điều 20. Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Điều 21. Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên
- Điều 22. Hỗ trợ phát triển thị trường lao động
- Điều 23. Nội dung thông tin thị trường lao động
- Điều 24. Quản lý thông tin thị trường lao động
- Điều 25. Thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động
- Điều 26. Cung cấp thông tin thị trường lao động
- Điều 27. Phân tích, dự báo và phổ biến thông tin thị trường lao động
- Điều 28. Bảo đảm an toàn, bảo mật và lưu trữ thông tin thị trường lao động
- Điều 29. Mục đích đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
- Điều 30. Nguyên tắc, nội dung đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
- Điều 31. Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề
- Điều 32. Xây dựng, công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
- Điều 33. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
- Điều 34. Quyền và trách nhiệm của người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
- Điều 35. Những công việc yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
- Điều 36. Dịch vụ việc làm
- Điều 37. Trung tâm dịch vụ việc làm
- Điều 38. Nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm
- Điều 39. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
- Điều 40. Hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
- Điều 41. Nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp
- Điều 42. Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
- Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Điều 44. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
- Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Điều 47. Điều kiện, thời gian và mức hỗ trợ
- Điều 48. Trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
- Điều 49. Điều kiện hưởng
- Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Điều 51. Bảo hiểm y tế
- Điều 52. Thông báo về việc tìm kiếm việc làm
- Điều 53. Tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Điều 54. Tư vấn, giới thiệu việc làm
- Điều 55. Điều kiện được hỗ trợ học nghề
- Điều 56. Thời gian, mức hỗ trợ học nghề