Chương 1 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Luật này quy định về hoạt động xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn; xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật; đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
2. Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
3. Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn là việc xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn.
4. Hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật là việc xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.
5. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Đánh giá sự phù hợp bao gồm hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định.
6. Chứng nhận hợp chuẩnlà việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
7. Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
8. Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
9. Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
10. Công nhận là việc xác nhận phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định có năng lực phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng.
1. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì áp dụng quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 5. Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
1. Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:
a) Sản phẩm, hàng hoá;
b) Dịch vụ;
c) Quá trình;
d) Môi trường;
đ) Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội.
2. Chính phủ quy định chi tiết về đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 6. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
1. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế.
2. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
3. Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Việc xây dựng tiêu chuẩn phải bảo đảm sự tham gia và đồng thuận của các bên có liên quan.
4. Việc xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải:
a) Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội;
b) Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia;
c) Ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa; hạn chế quy định các yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết;
d) Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam.
Điều 7. Chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
1. Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật .
2. Hỗ trợ, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ phục vụ hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đầu tư phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam, đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho các ngành kinh tế - kỹ thuật.
Điều 8. Hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
1. Nhà nước khuyến khích mở rộng hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức, cá nhân nước ngoài về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và cùng có lợi.
2. Nhà nước tạo điều kiện và có biện pháp thúc đẩy việc ký kết các thoả thuận song phương và đa phương về thừa nhận lẫn nhau đối với kết quả đánh giá sự phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ.
Điều 9. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lợi dụng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật để cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại của tổ chức, cá nhân.
2. Thông tin, quảng cáo sai sự thật và các hành vi gian dối khác trong hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.
3. Lợi dụng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật để gây phương hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Áp dụng pháp luật
- Điều 5. Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 6. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 7. Chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 8. Hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 9. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn
- Điều 11. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn
- Điều 12. Loại tiêu chuẩn
- Điều 13. Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn
- Điều 14. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
- Điều 15. Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
- Điều 16. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia
- Điều 17. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia
- Điều 18. Nội dung thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia
- Điều 19. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia
- Điều 20. Xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở
- Điều 21. Xuất bản và phát hành tiêu chuẩn
- Điều 22. Thông báo, phổ biến tiêu chuẩn quốc gia
- Điều 23. Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn
- Điều 24. Phương thức áp dụng tiêu chuẩn
- Điều 25. Nguồn kinh phí xây dựng tiêu chuẩn
- Điều 26. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 27. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 28. Loại quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 29. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 30. Căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 31. Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 32. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 33. Nội dung thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- Điều 34. Hiệu lực thi hành quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 35. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 36. Thông báo, phổ biến, đăng ký, xuất bản, phát hành quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 37. Trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 38. Nguyên tắc, phương thức áp dụng quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 39. Nguồn kinh phí xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 40. Yêu cầu cơ bản đối với đánh giá sự phù hợp
- Điều 41. Hình thức đánh giá sự phù hợp
- Điều 42. Yêu cầu đối với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật dùng để đánh giá sự phù hợp
- Điều 43. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy
- Điều 44. Chứng nhận hợp chuẩn
- Điều 45. Công bố hợp chuẩn
- Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn
- Điều 47. Chứng nhận hợp quy
- Điều 48. Công bố hợp quy
- Điều 49. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy
- Điều 50. Các tổ chức chứng nhận sự phù hợp
- Điều 51. Điều kiện hoạt động của tổ chức chứng nhận sự phù hợp
- Điều 52. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức chứng nhận sự phù hợp
- Điều 53. Hoạt động công nhận
- Điều 54. Tổ chức công nhận
- Điều 55. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức công nhận
- Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được công nhận
- Điều 57. Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau
- Điều 58. Trách nhiệm của Chính phủ
- Điều 59. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
- Điều 60. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 61. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 62. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
- Điều 63. Trách nhiệm của hội, hiệp hội
- Điều 64. Thanh tra về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 65. Xử lý vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 66. Khiếu nại, tố cáo về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 67. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 68. Giải quyết tranh chấp về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật