Điều 13 Luật Thủy lợi 2017
1. Quy hoạch thủy lợi xác định phương hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực thủy lợi theo phạm vi quy hoạch.
2. Quy hoạch thủy lợi bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, nguồn nước; điều kiện kinh tế - xã hội; nguồn lực; đánh giá hiện trạng thủy lợi, kết quả thực hiện quy hoạch thủy lợi kỳ trước;
b) Dự báo xu thế phát triển và các kịch bản phát triển, nguồn nước trong bối cảnh chịu tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, phát triển các lưu vực sông; dự báo tiến bộ khoa học và công nghệ, nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến thủy lợi;
c) Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng; xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với thủy lợi; cơ hội và thách thức đối với phát triển thủy lợi;
d) Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển thủy lợi;
đ) Phân tích, tính toán và xây dựng phương án thủy lợi theo các kịch bản phát triển trên phạm vi toàn quốc, vùng, lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, đơn vị hành chính. Bảo đảm tạo nguồn, tích trữ, cân đối, điều hòa, phân phối nguồn nước, giảm thiểu rủi ro hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng, ô nhiễm, suy thoái nguồn nước và các thiên tai khác liên quan đến nước;
e) Đề xuất giải pháp, danh mục công trình, dự án, thứ tự ưu tiên; đề xuất, kiến nghị rà soát để phục vụ điều chỉnh các quy hoạch có liên quan đến thủy lợi bảo đảm đồng bộ, thống nhất;
g) Định hướng nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi; nhu cầu sử dụng đất để chứa vật liệu nạo vét, mở rộng kênh, mương;
h) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch;
i) Hệ thống sơ đồ, bản đồ quy hoạch.
Luật Thủy lợi 2017
- Số hiệu: 08/2017/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 19/06/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 517 đến số 518
- Ngày hiệu lực: 01/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc trong hoạt động thủy lợi
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy lợi
- Điều 5. Tiết kiệm nước trong hoạt động thủy lợi
- Điều 6. Khoa học và công nghệ trong hoạt động thủy lợi
- Điều 7. Hợp tác quốc tế trong hoạt động thủy lợi
- Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy lợi
- Điều 9. Điều tra cơ bản thủy lợi
- Điều 10. Chiến lược thủy lợi
- Điều 11. Quy hoạch thủy lợi
- Điều 12. Nguyên tắc lập quy hoạch thủy lợi
- Điều 13. Nội dung quy hoạch thủy lợi
- Điều 14. Lập, phê duyệt, điều chỉnh, công bố, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch thủy lợi
- Điều 15. Nguyên tắc trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi
- Điều 16. Phân loại và phân cấp công trình thủy lợi
- Điều 17. Yêu cầu trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi
- Điều 18. Đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước
- Điều 19. Nguyên tắc quản lý, khai thác công trình thủy lợi
- Điều 20. Nội dung quản lý, khai thác công trình thủy lợi
- Điều 21. Trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi
- Điều 22. Trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ quản lý công trình thủy lợi
- Điều 23. Tổ chức và phương thức khai thác công trình thủy lợi
- Điều 24. Quy trình vận hành công trình thủy lợi
- Điều 25. Vận hành công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp
- Điều 26. Vận hành công trình thủy lợi khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng
- Điều 27. Vận hành đập, hồ chứa nước
- Điều 28. Vận hành hồ chứa thủy điện, vận hành liên hồ chứa phục vụ thủy lợi
- Điều 29. Hoạt động dịch vụ thủy lợi
- Điều 30. Phân loại sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
- Điều 31. Căn cứ cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
- Điều 32. Hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
- Điều 33. Điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
- Điều 34. Nguyên tắc và căn cứ định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
- Điều 35. Thẩm quyền quyết định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
- Điều 36. Hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi
- Điều 37. Tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi
- Điều 38. Sử dụng nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước
- Điều 39. Phân chia nguồn tiền thu từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
- Điều 40. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
- Điều 41. Phương án bảo vệ công trình thủy lợi
- Điều 42. Trách nhiệm bảo vệ công trình thủy lợi
- Điều 43. Cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
- Điều 44. Các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải có giấy phép
- Điều 45. An toàn đập, hồ chứa nước trong quản lý, khai thác
- Điều 46. Bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi
- Điều 47. Thay đổi mục đích sử dụng công trình thủy lợi
- Điều 48. Xử lý công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
- Điều 49. Yêu cầu phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng
- Điều 50. Quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng
- Điều 51. Kinh phí hoạt động thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng
- Điều 52. Chuyển giao, thu hồi quyền quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước
- Điều 53. Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi
- Điều 54. Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi
- Điều 55. Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi