Chương 6 Luật Thủ đô 2024
GIÁM SÁT, KIỂM TRA, THANH TRA VÀ TRÁCH NHIỆM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN, QUẢN LÝ, BẢO VỆ THỦ ĐÔ
1. Quốc hội quyết định ngân sách đặc thù cho Thủ đô quy định tại khoản 6 Điều 34 của Luật này; giám sát tối cao việc thi hành và định kỳ 03 năm xem xét báo cáo của Chính phủ về việc thi hành Luật Thủ đô.
2. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, trong quá trình thẩm tra dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, có trách nhiệm xem xét, cho ý kiến về việc xác định cụ thể nội dung thực hiện hoặc không thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô, nội dung thực hiện theo quy định của dự án, dự thảo đó.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thi hành Luật Thủ đô.
4. Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo về việc thi hành Luật Thủ đô.
Điều 49. Trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
1. Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền để giải quyết những bất cập phát sinh trong thực tiễn xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; xem xét, quyết định việc phân cấp, ủy quyền cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc phạm vi thẩm quyền của Chính phủ ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về Thủ đô; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
c) Chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hoạt động liên kết, phát triển vùng với Thủ đô thực hiện quy định của pháp luật về Thủ đô; rà soát, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với năng lực quản lý của Thành phố;
d) Định kỳ 03 năm báo cáo Quốc hội kết quả thi hành Luật Thủ đô.
2. Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
a) Xem xét, quyết định phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn thuộc phạm vi thẩm quyền của mình phù hợp với năng lực quản lý của Thành phố;
b) Chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc đơn giản hóa, rút ngắn trình tự, thủ tục nội bộ giữa các cơ quan và thủ tục hành chính, xử lý các vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thi hành pháp luật về Thủ đô;
c) Hằng năm, làm việc với Ủy ban nhân dân Thành phố, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hoạt động liên kết, phát triển vùng với Thủ đô và các Bộ, ngành có liên quan để đánh giá kết quả thi hành pháp luật về Thủ đô.
Điều 50. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Chủ trì, phối hợp với chính quyền Thành phố trong việc xây dựng chiến lược phát triển ngành, quy hoạch ngành, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; xem xét, quyết định việc phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân Thành phố, cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc phạm vi thẩm quyền của mình ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này.
2. Khi xây dựng dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm rà soát, đối chiếu với quy định của Luật Thủ đô, xác định cụ thể nội dung thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô hoặc nội dung cần thực hiện theo luật, nghị quyết đó. Cơ quan thẩm định, thẩm tra văn bản có trách nhiệm xem xét, cho ý kiến về nội dung này trong dự án, dự thảo.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các nội dung thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình; giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực.
4. Chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố khi triển khai xây dựng, thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố để bảo đảm quản lý thống nhất theo quy hoạch.
5. Tuân thủ nghiêm trách nhiệm di dời trụ sở theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch để phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và các tỉnh, thành phố có hoạt động liên kết, phát triển vùng với Thủ đô theo quy định của Luật này.
2. Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và các tỉnh, thành phố có hoạt động liên kết, phát triển vùng với Thủ đô nghiên cứu, đề xuất chương trình, dự án trọng điểm của Thủ đô, chương trình, dự án trọng điểm về liên kết, phát triển vùng.
3. Cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các công trình, dự án hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm về liên kết, phát triển vùng trên địa bàn.
4. Xây dựng và cung cấp, cập nhật thông tin, dữ liệu về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của Luật này và công bố thông tin về các ngành, lĩnh vực trọng điểm của tỉnh, thành phố có hoạt động liên kết, phát triển vùng với Thủ đô; phối hợp xây dựng kế hoạch hợp tác giữa các địa phương trong từng chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng quy định tại Điều 45 của Luật này.
5. Ban hành cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, các biện pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế và thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào các chương trình, dự án trọng điểm của Thủ đô, chương trình, dự án trọng điểm về liên kết, phát triển vùng.
6. Phối hợp giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về liên kết, phát triển vùng.
Điều 52. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và Nhân dân Thủ đô
1. Xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước.
2. Chủ động, tích cực mở rộng quan hệ, hợp tác hữu nghị với thủ đô các nước, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng, phát triển Thủ đô; tăng cường đối ngoại nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, người dân Thủ đô tham gia các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ.
3. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp của Thành phố, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Kịp thời ban hành văn bản quy định chi tiết các điều, khoản, điểm được giao trong Luật Thủ đô, quy định biện pháp tổ chức thực hiện Luật Thủ đô theo thẩm quyền;
b) Đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Luật Thủ đô thuộc phạm vi quản lý và chịu trách nhiệm về những vi phạm, yếu kém xảy ra trong công tác xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô;
c) Công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện các quy định của Luật này; bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Luật này;
d) Tổ chức và bảo đảm việc thi hành pháp luật về Thủ đô; quyết định những vấn đề của Thành phố trong phạm vi được phân quyền, phân cấp, ủy quyền theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
đ) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường bảo đảm yêu cầu về kiểm soát quyền lực.
4. Hội đồng nhân dân Thành phố, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giám sát việc thi hành Luật Thủ đô;
b) Định kỳ xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thực hiện Luật Thủ đô.
5. Ủy ban nhân dân Thành phố, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Bảo đảm an toàn, thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và cho việc tổ chức các chương trình, sự kiện quốc gia, quốc tế trên địa bàn Thành phố; phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan trung ương, các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng của Đảng và Nhà nước;
b) Chủ động phối hợp và hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng động lực phía Bắc và cả nước thông qua việc mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác cùng phát triển;
c) Tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia có hiệu quả vào quá trình xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô;
d) Tham gia ý kiến về các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội có quy định liên quan đến các chính sách, cơ chế đặc thù quy định tại Luật này;
đ) Đề xuất việc áp dụng quy định trong các luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành sau ngày Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành có nội dung khác với quy định của Luật Thủ đô do việc áp dụng quy định đó sẽ thuận lợi hơn cho việc xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố cho ý kiến trước khi báo cáo đề nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này;
e) Định kỳ 03 năm tổ chức sơ kết, báo cáo Chính phủ về việc thực hiện Luật Thủ đô; báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thi hành Luật Thủ đô khi có yêu cầu.
6. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp của Thành phố và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm sau đây:
a) Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về Thủ đô; giám sát việc thực hiện các nội dung được phân cấp, ủy quyền theo quy định của Luật này;
b) Phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật mà Luật này giao Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành;
c) Phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền và huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố trong việc xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
7. Cán bộ, công chức, viên chức của Thủ đô phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; hướng dẫn, tạo điều kiện cho người dân thực hiện đúng quy định của pháp luật.
8. Nhân dân Thủ đô có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tích cực tham gia xây dựng chính quyền, nếp sống văn minh, thanh lịch, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Thủ đô.
Luật Thủ đô 2024
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Vị trí, vai trò của Thủ đô
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Áp dụng Luật Thủ đô
- Điều 5. Trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô
- Điều 6. Biểu tượng của Thủ đô
- Điều 7. Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
- Điều 8. Tổ chức chính quyền đô thị
- Điều 9. Hội đồng nhân dân Thành phố
- Điều 10. Ủy ban nhân dân Thành phố
- Điều 11. Hội đồng nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố
- Điều 12. Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố
- Điều 13. Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường
- Điều 14. Phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân
- Điều 15. Tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 16. Thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
- Điều 17. Quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô
- Điều 18. Biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch
- Điều 19. Quản lý, sử dụng không gian ngầm
- Điều 20. Cải tạo, chỉnh trang đô thị
- Điều 21. Phát triển văn hóa, thể thao, du lịch
- Điều 22. Phát triển giáo dục và đào tạo
- Điều 23. Phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
- Điều 24. Phát triển các khu công nghệ cao
- Điều 25. Thử nghiệm có kiểm soát
- Điều 26. Phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Điều 27. Chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội
- Điều 28. Bảo vệ môi trường
- Điều 29. Phát triển nhà ở
- Điều 30. Phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông
- Điều 31. Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng
- Điều 32. Phát triển nông nghiệp, nông thôn
- Điều 33. Biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
- Điều 34. Huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô
- Điều 35. Sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô
- Điều 36. Đầu tư mạo hiểm có sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 37. Thẩm quyền về đầu tư
- Điều 38. Tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập
- Điều 39. Thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư
- Điều 40. Thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao
- Điều 41. Quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác công trình hạ tầng
- Điều 42. Thu hút nhà đầu tư chiến lược
- Điều 43. Ưu đãi đầu tư
- Điều 44. Mục tiêu, nguyên tắc liên kết, phát triển vùng
- Điều 45. Chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng
- Điều 46. Nguồn vốn đầu tư chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng
- Điều 47. Trách nhiệm của Bộ, ngành và các địa phương tham gia vào chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng
- Điều 48. Trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội
- Điều 49. Trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Điều 50. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 51. Trách nhiệm của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hoạt động liên kết, phát triển vùng với Thủ đô
- Điều 52. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và Nhân dân Thủ đô