Mục 1 Chương 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
Mục 1. KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG QUẢN LÝ, THI HÀNH TẠM GIỮ, TẠM GIAM
Điều 44. Khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 30 ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, đi công tác, học tập ở xa hoặc vì trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Thời hiệu lần khiếu nại tiếp theo là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.
1. Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
2. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp người khiếu nại là người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
3. Người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình.
4. Thời hiệu khiếu nại đã hết.
5. Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Điều 46. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam của cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với việc giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên là quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nhận được đơn khiếu nại quy định tại
Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại; Người khiếu nại được trực tiếp khiếu nại hoặc gửi đơn khiếu nại thông qua cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
b) Rút khiếu nại trong bất kỳ thời gian nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
c) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
d) Tiếp tục khiếu nại trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;
đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Điều 48. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam bị khiếu nại;
b) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam của mình.
2. Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giải trình về quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam bị khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
1. Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi bị khiếu nại.
2. Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại.
3. Thông báo bằng văn bản về việc thụ lý khiếu nại và gửi quyết định giải quyết cho người khiếu nại và người bị khiếu nại.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của mình.
1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu trong quản lý, thi hành tạm giữ là 02 ngày, trong quản lý, thi hành tạm giam là 05 ngày kể từ ngày thụ lý khiếu nại.
2. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai trong quản lý, thi hành tạm giữ là 03 ngày, trong quản lý, thi hành tạm giam là 10 ngày kể từ ngày thụ lý khiếu nại.
3. Trường hợp cần thiết, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày trong quản lý, thi hành tạm giữ, không quá 20 ngày trong quản lý, thi hành tạm giam kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
4. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định giải quyết khiếu nại, người ra quyết định giải quyết khiếu nại có trách nhiệm gửi quyết định cho người khiếu nại và người bị khiếu nại.
Điều 51. Hồ sơ giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Hồ sơ giải quyết khiếu nại gồm có:
a) Đơn khiếu nại hoặc văn bản ghi nội dung khiếu nại;
b) Văn bản giải trình của người bị khiếu nại;
c) Biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận;
d) Quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang và lưu giữ tại cơ quan giải quyết khiếu nại.
Điều 52. Trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Sau khi thụ lý khiếu nại, Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu tiến hành xác minh, yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại và ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật nếu trong thời hiệu do Luật này quy định người khiếu nại không khiếu nại tiếp.
Điều 53. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải bao gồm những nội dung sau đây:
1. Tên cơ quan, ngày, tháng, năm ra quyết định;
2. Họ tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
3. Nội dung khiếu nại;
4. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
5. Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
6. Kết luận khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai;
7. Giữ nguyên, hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần quyết định bị khiếu nại hoặc buộc chấm dứt việc thực hiện quyết định, hành vi bị khiếu nại;
8. Việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật gây ra;
9. Hướng dẫn quyền khiếu nại tiếp theo của đương sự.
Điều 54. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Trường hợp tiếp tục khiếu nại thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có quyền yêu cầu Viện kiểm sát giải quyết khiếu nại lần đầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại; làm việc với người bị khiếu nại, người khiếu nại khi cần thiết; xác minh, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật để giải quyết khiếu nại. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi nhận được yêu cầu phải thực hiện đúng các yêu cầu đó. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật.
Điều 55. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần hai trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải bao gồm những nội dung sau đây:
1. Tên cơ quan, ngày, tháng, năm ra quyết định;
2. Họ tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
3. Nội dung khiếu nại;
4. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
5. Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
6. Kết luận về nội dung khiếu nại và việc giải quyết của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu;
7. Giữ nguyên, hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần quyết định bị khiếu nại hoặc buộc chấm dứt thực hiện quyết định, hành vi bị khiếu nại;
8. Việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật gây ra.
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 5. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 6. Kiểm sát hoạt động quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 7. Giám sát việc thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam
- Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 10. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam
- Điều 11. Hệ thống tổ chức cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam
- Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà tạm giữ, trại tạm giam
- Điều 14. Cơ cấu, tổ chức của nhà tạm giữ, trại tạm giam
- Điều 15. Buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng
- Điều 16. Tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 17. Hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam
- Điều 18. Phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 19. Chế độ quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 20. Thực hiện trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 21. Chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 22. Việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 23. Kỷ luật người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ
- Điều 24. Quản lý đồ vật, tư trang, tiền, tài sản của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 25. Giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn
- Điều 26. Giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết
- Điều 27. Chế độ ăn, ở của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 28. Chế độ mặc và tư trang của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 29. Chế độ gửi, nhận thư, sách, báo và tài liệu của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 30. Chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 31. Chế độ sinh hoạt tinh thần đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 32. Phạm vi áp dụng
- Điều 33. Chế độ ăn, ở và quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi
- Điều 34. Chế độ gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi
- Điều 35. Chế độ ăn, ở và quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi
- Điều 38. Bảo đảm biên chế, nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 39. Sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ
- Điều 40. Cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 41. Chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 43. Trách nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, quyết định của Viện kiểm sát nhân dân trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 44. Khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 45. Những trường hợp khiếu nại về quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam không được thụ lý giải quyết
- Điều 46. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 48. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 49. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 50. Thời hạn giải quyết khiếu nại và gửi quyết định giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 51. Hồ sơ giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 52. Trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 53. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 54. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 55. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần hai trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 56. Tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 59. Hồ sơ giải quyết tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 60. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo
- Điều 61. Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo
- Điều 62. Trách nhiệm của Chính phủ
- Điều 63. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 64. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 65. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Điều 66. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao
- Điều 67. Trách nhiệm của Bộ Y tế
- Điều 68. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 69. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 70. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 71. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh