Chương 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
Điều 16. Tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Khi tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam, cơ sở giam giữ có trách nhiệm:
1. Kiểm tra thông tin để xác định đúng người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo lệnh, quyết định của người có thẩm quyền;
2. Lập biên bản giao nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam, tài liệu, hồ sơ kèm theo; tổ chức khám sức khỏe, kiểm tra thân thể của người bị tạm giữ, người bị tạm giam và trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo (nếu có). Việc kiểm tra thân thể người bị tạm giữ, người bị tạm giam là nam giới do cán bộ nam thực hiện, nữ giới do cán bộ nữ thực hiện và được tiến hành ở nơi kín đáo;
3. Chụp ảnh, lập danh bản, chỉ bản và vào sổ theo dõi người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
4. Phổ biến, hướng dẫn, giải thích quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam và nội quy của cơ sở giam giữ; kiểm tra và xử lý đồ vật mang theo trước khi đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam.
a) Các lệnh, quyết định, biên bản về việc bắt, tạm giữ, tạm giam, gia hạn tạm giữ, gia hạn tạm giam, truy nã, trả tự do, trích xuất, điều chuyển nơi giam giữ; các quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân;
b) Biên bản giao nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam, tài liệu, hồ sơ kèm theo; biên bản giao nhận tiền, tài sản khác của người bị tạm giữ, người bị tạm giam gửi lưu ký hoặc giao cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ quản lý; quyết định, biên bản hủy đồ vật thuộc danh mục cấm;
c) Danh bản, chỉ bản, lý lịch và tài liệu về nhân thân; tài liệu liên quan đến việc chấp hành các quy định về giam giữ; biên bản, quyết định kỷ luật về việc vi phạm nội quy, pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; tài liệu về sức khỏe, khám, chữa bệnh; tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong thời gian bị giam giữ; tài liệu liên quan đến việc giải quyết chuyển kháng cáo, khiếu nại, tố cáo, yêu cầu, kiến nghị, đề nghị của người bị tạm giữ, người bị tạm giam; tài liệu về thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
d) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án; quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình;
đ) Tài liệu khác có liên quan.
2. Đối với người bị tạm giam mà trước đó đã bị tạm giữ thì hồ sơ tạm giam còn bao gồm các tài liệu trong hồ sơ tạm giữ.
Điều 18. Phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bố trí theo khu và phân loại như sau:
a) Người bị tạm giữ;
b) Người bị tạm giam;
c) Người dưới 18 tuổi;
d) Phụ nữ;
đ) Người nước ngoài;
e) Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
g) Người thực hiện hành vi phạm tội có tính chất côn đồ; giết người; cướp tài sản thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm;
h) Người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia;
i) Người bị kết án tử hình;
k) Người đang chờ chấp hành án phạt tù;
l) Người thường xuyên vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ;
m) Người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng chưa được giám định, đang chờ kết quả giám định hoặc đang chờ đưa đi cơ sở bắt buộc chữa bệnh.
2. Không giam giữ chung buồng những người trong cùng một vụ án đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
3. Trong trường hợp đặc biệt, do điều kiện thực tế mà nhà tạm giữ, trại tạm giam không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng hoặc để bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm an toàn cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ đồn biên phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định bằng văn bản những người được giam giữ chung.
4. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng:
a) Người đồng tính, người chuyển giới;
b) Người quy định tại các điểm e, i và m khoản 1 Điều này;
c) Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng.
Điều 19. Chế độ quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Cơ sở giam giữ phải được canh gác, bảo vệ, quản lý, kiểm tra, giám sát 24/24 giờ trong ngày.
2. Người bị tạm giữ phải ở trong buồng tạm giữ; người bị tạm giam phải ở trong buồng tạm giam. Khi có lệnh của thủ trưởng cơ sở giam giữ thì mới được ra khỏi buồng tạm giữ, buồng tạm giam để thực hiện lệnh trích xuất và các hoạt động khác theo quy định tại
3. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế quyền đi lại, giao dịch, tiếp xúc, thông tin, liên lạc, tuyên truyền tín ngưỡng, tôn giáo. Trường hợp cần thiết thực hiện giao dịch dân sự thì phải thông qua người đại diện hợp pháp và được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án.
4. Việc điều chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam giữa các cơ sở giam giữ do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan đang thụ lý vụ án và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Thẩm quyền điều chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định như sau:
a) Việc điều chuyển giữa các cơ sở giam giữ thuộc cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quân khu và tương đương do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu quyết định;
b) Việc điều chuyển giữa các cơ sở giam giữ không thuộc cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quân khu và tương đương do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu nơi chuyển đi quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu nơi nhận;
c) Việc điều chuyển giữa cơ sở giam giữ Công an cấp tỉnh, cấp quân khu với cơ sở giam giữ thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quyết định;
d) Việc điều chuyển giữa cơ sở giam giữ trong Công an nhân dân với cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam nơi chuyển đi quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam nơi nhận.
Điều 20. Thực hiện trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Việc trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam chỉ được thực hiện khi có lệnh trích xuất của người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự và Luật này, trong trường hợp sau đây:
a) Để phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
b) Đưa đi khám bệnh, chữa bệnh, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần;
c) Gặp thân nhân, người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp để thực hiện một số quyền, nghĩa vụ do luật định;
d) Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam tiếp xúc lãnh sự hoặc tiếp xúc với các tổ chức nhân đạo theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo sự thỏa thuận giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc vì lý do đối ngoại đối với từng trường hợp cụ thể.
2. Trường hợp Giám thị trại tạm giam, Trưởng nhà tạm giữ, Trưởng buồng tạm giữ của đồn biên phòng trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam đi khám bệnh, chữa bệnh thì phải thông báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án và Viện kiểm sát có thẩm quyền.
3. Lệnh trích xuất phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Cơ quan, họ tên, chức vụ, cấp bậc người ra lệnh;
b) Họ tên, năm sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hành vi vi phạm pháp luật, ngày bị tạm giữ, ngày bị tạm giam của người được trích xuất;
c) Mục đích và thời hạn trích xuất;
d) Họ tên, chức vụ, cấp bậc, cơ quan của người làm nhiệm vụ áp giải người được trích xuất hoặc cơ quan làm nhiệm vụ áp giải;
đ) Họ tên, chức vụ, cấp bậc (nếu có) của người nhận trích xuất của cơ quan có thẩm quyền ra lệnh trích xuất;
e) Ngày, tháng, năm ra lệnh; chữ ký của người ra lệnh và đóng dấu.
Người có thẩm quyền ra lệnh trích xuất có trách nhiệm tiếp nhận người được trích xuất. Cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải phối hợp với cơ sở giam giữ và người có thẩm quyền ra lệnh trích xuất quản lý và bảo đảm thực hiện chế độ ăn, ở, sinh hoạt đối với người được trích xuất theo quy định của Luật này. Việc áp giải, quản lý và kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ ăn, ở, sinh hoạt đối với người được trích xuất do Chính phủ quy định.
Khi chưa hết thời hạn trích xuất nhưng đã hoàn thành mục đích trích xuất hoặc hết thời hạn trích xuất, người có yêu cầu trích xuất bàn giao người được trích xuất cho cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải để giao người được trích xuất cho cơ sở giam giữ, trừ trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam được trả tự do theo bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền. Nếu có nhu cầu tiếp tục trích xuất thì phải có lệnh gia hạn trích xuất. Thời hạn trích xuất và gia hạn trích xuất không được dài hơn thời hạn tạm giữ, tạm giam còn lại.
5. Trong trường hợp thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này bên trong khu vực cơ sở giam giữ thì thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam ra khỏi buồng tạm giữ, buồng tạm giam mà không cần lệnh trích xuất.
Điều 21. Chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây:
1. Khi có quyết định của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở giam giữ khác.
2. Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án.
3. Khi có quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình.
1. Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.
2. Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ;
không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp; trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp.
Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
3. Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa.
a) Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
b) Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;
c) Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;
d) Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
đ) Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;
e) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;
g) Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;
h) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang bị kỷ luật theo quy định tại
5. Việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. Việc tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế hoặc thỏa thuận về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc với tổ chức nhân đạo. Việc tiếp xúc, thăm gặp có thể mời đại diện của cơ quan ngoại giao Việt Nam hoặc đại diện Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng tham dự.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Cách ly ở buồng kỷ luật từ 01 ngày đến 02 ngày và có thể bị gia hạn đến 02 ngày đối với người bị tạm giữ; cách ly ở buồng kỷ luật từ 03 ngày đến 07 ngày và có thể bị gia hạn đến 10 ngày đối với người bị tạm giam. Thời hạn cách ly không quá thời hạn tạm giữ, tạm giam còn lại.
2. Việc kỷ luật bằng hình thức cách ly được thực hiện nếu người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ hai lần trở lên hoặc có các hành vi quy định tại
3. Người bị cách ly ở buồng kỷ luật nếu có hành vi chống phá quyết liệt cơ sở giam giữ, tự sát, tự gây thương tích cho bản thân, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác thì bị cùm một chân. Thời gian bị cùm chân do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định. Không áp dụng cùm chân đối với người bị kỷ luật là người dưới 18 tuổi, phụ nữ, người khuyết tật nặng trở lên, người đủ 70 tuổi trở lên. Trong thời gian bị cách ly ở buồng kỷ luật, người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế việc thăm gặp, gửi, nhận thư, nhận quà.
4. Việc kỷ luật và việc hạn chế thăm gặp, gửi, nhận thư, nhận quà đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định bằng văn bản. Biên bản về việc vi phạm và quyết định kỷ luật được đưa vào hồ sơ quản lý giam giữ. Nếu người bị kỷ luật có tiến bộ thì thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định bằng văn bản việc giảm thời hạn kỷ luật, bãi bỏ việc hạn chế thăm gặp, gửi, nhận thư, nhận quà đối với người đó.
Điều 24. Quản lý đồ vật, tư trang, tiền, tài sản của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Căn cứ vào danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam, thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định không được đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam các đồ vật cụ thể có khả năng dùng để tự sát, trốn khỏi nơi giam giữ, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng của người đó hoặc người khác.
3. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng tiền gửi lưu ký để mua đồ dùng thiết yếu cho sinh hoạt của họ bằng hình thức ký sổ.
Điều 25. Giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn
1. Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn, thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức truy bắt ngay, lập biên bản; đồng thời, thông báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án và Viện kiểm sát có thẩm quyền phối hợp xử lý. Mọi trường hợp bỏ trốn đều phải được áp dụng các biện pháp truy bắt, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đã bỏ trốn ra đầu thú thì cơ quan tiếp nhận lập biên bản, báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án và cơ sở giam giữ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết
1. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam thì thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức bảo vệ hiện trường, thông báo ngay cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền để tiến hành xác định nguyên nhân chết; đồng thời, thông báo cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của người chết. Đại diện cơ sở giam giữ phải chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Trường hợp người chết là người nước ngoài thì việc thông báo cho cơ quan lãnh sự và thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ do cơ quan đang thụ lý vụ án thực hiện.
2. Cơ sở giam giữ làm thủ tục khai tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
3. Khi Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đồng ý cho làm các thủ tục an táng người chết thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho thân nhân của người chết.
Trường hợp thân nhân người chết có văn bản yêu cầu thì bàn giao thi hài đó cho họ, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. Sau thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo mà họ không nhận thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm tổ chức an táng. Trường hợp thân nhân của người chết có đơn đề nghị được nhận tro cốt hoặc hài cốt sau khi an táng thì thủ trưởng cơ sở giam giữ trao đổi với chính quyền địa phương giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc an táng phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế và của chính quyền địa phương.
4. Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam chết thì giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế hoặc sự thỏa thuận trực tiếp về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết. Trường hợp chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế tương ứng hoặc giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết không thoả thuận thống nhất được về giải quyết trường hợp cụ thể hoặc không xác định được quốc tịch của người chết thì giải quyết như đối với người Việt Nam bị tạm giữ, tạm giam chết.
6. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết mà trước đó đã có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang được hưởng lương hưu thì chế độ tử tuất giải quyết theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 5. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 6. Kiểm sát hoạt động quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 7. Giám sát việc thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam
- Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 10. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam
- Điều 11. Hệ thống tổ chức cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam
- Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà tạm giữ, trại tạm giam
- Điều 14. Cơ cấu, tổ chức của nhà tạm giữ, trại tạm giam
- Điều 15. Buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng
- Điều 16. Tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 17. Hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam
- Điều 18. Phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 19. Chế độ quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 20. Thực hiện trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 21. Chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 22. Việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 23. Kỷ luật người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ
- Điều 24. Quản lý đồ vật, tư trang, tiền, tài sản của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 25. Giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn
- Điều 26. Giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết
- Điều 27. Chế độ ăn, ở của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 28. Chế độ mặc và tư trang của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 29. Chế độ gửi, nhận thư, sách, báo và tài liệu của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 30. Chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 31. Chế độ sinh hoạt tinh thần đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam
- Điều 32. Phạm vi áp dụng
- Điều 33. Chế độ ăn, ở và quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi
- Điều 34. Chế độ gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi
- Điều 35. Chế độ ăn, ở và quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi
- Điều 38. Bảo đảm biên chế, nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 39. Sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ
- Điều 40. Cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 41. Chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 43. Trách nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, quyết định của Viện kiểm sát nhân dân trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 44. Khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 45. Những trường hợp khiếu nại về quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam không được thụ lý giải quyết
- Điều 46. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 48. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 49. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 50. Thời hạn giải quyết khiếu nại và gửi quyết định giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 51. Hồ sơ giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 52. Trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 53. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 54. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 55. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần hai trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 56. Tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 59. Hồ sơ giải quyết tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
- Điều 60. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo
- Điều 61. Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo
- Điều 62. Trách nhiệm của Chính phủ
- Điều 63. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 64. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 65. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Điều 66. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao
- Điều 67. Trách nhiệm của Bộ Y tế
- Điều 68. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 69. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 70. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 71. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh